Home Chọn Và Xem Tướng Gà Một số giống gà chọi trên thế giới

Một số giống gà chọi trên thế giới

by haduyson
ga-Satsumadori

* Giống gà chọi đuôi dài Inđônêsia

Giống gà sumatra bắt nguồn từ đảo Sumatra, Inđônêsia. Đây là một trong những giống gà chọi lâu đời nhất và có ảnh hưởng di truyền đáng kể lên những giống gà đá khác. Tuy nhiên, có những nghi vấn về nguồn gốc thực sự của giống gà này bởi giống gà sumatra ngày nay và những con gà chọi trong quá khứ không hề có quan hệ huyết thống. 

Ở Anh, gà sumatra trắng được tạo ra bằng cách lại xa với yokohama trắng; tuy còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng những con gà trắng này. Ba Cá thể đầu tiên được nhập vào Mỹ từ năm 1847. Nhờ màu lông ánh kim và vẻ ngoài duyên dáng mà chúng trở nên rất phổ biến.

Vào năm 1883, giống gà sumatra được ghi nhận trong tiêu chuẩn gia cầm Mỹ. Vào cùng thời điểm, chúng du nhập vào Đức và năm 1900, du nhập vào Anh. 

Ở Sumatra, giống gà chọi này vẫn được duy trì dưới tên ayam sumatra. Ở các nước phương Tây, gà sumatra được lai tạo chủ yếu với mục đích làm. Ở Pháp giống gà này được tái lại tạo cho mục đích chọi gà.

 Gà sumatra có kích thước trung bình với bề ngoài giống như chim trĩ. Lưng có chiều dài vừa phải, mã dày. Đuôi dài và rậm. Lông phụng cong tại hà phân ba chiều dài và cụp xuống. Lông phụng không lết trên mặt đất được chuộng hơn. Gà mái đuôi tương đối dài nhưng chỉ những lông phụng trên cùng mới cong. Gà sumatra trống có màu xanh bang. Gà mái cũng có đuôi tương đối dài, những lông trên cùng hơi cong ở đầu cuối.

Đầu gà nhỏ (còn gọi là đầu rắn) với mồng dâu ba khía. Màu của mồng biến thiên từ đó đến tím. Màu mắt càng sẫm càng tốt. Nhưng con người và tròng mắt phải rõ ràng.

ga-sumatra

Gà sumatra có bộ lông rậm nhưng bó chặt chứ không bù xù. Chân lông cứng chắc.

Ở loại gà này, cẳng chân có màu đen và bị màu vàng. Có cả loại bàn chân màu trắng nhưng ở Hà Lan, chúng bị coi là lỗi loại. Ở Mỹ, bàn chân không bị coi là lỗi và được chấp nhận. Một số da nhiều cựa nhưng cũng có một số dòng cựa chỉ nhú mầm. Gà trống cân nặng từ 2 đến 2.5kg. Gà mái thì 1.8 đến 2.3kg. Kích thước của vòng đeo chân là 18mm. Gà sumatra trưởng thành hoàn toàn ở 2 năm tuổi. Đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trước khi đem gà tham dự thi đấu.

Ở Hà Lan, chỉ có màu đen ánh kim mới được coi là màu chuẩn, ánh đỏ hay tím cũng tồn tại nhưng bị coi là lỗi. Ngoài ra còn có những màu khác nữa. Ở bán đảo Scandinavia người ta duy trì cả sumatra xám tro.

Ở Hà Lan, chỉ một số ít người duy trì màu xám tro. Ở Đức có một số cá thể màu đen – đỏ hay nâu sậm. Ở Anh và Mỹ có một số gà sumatra xám trắng nhưng đến nay chúng vẫn chưa được đưa vào tiêu chuẩn. Ở Bỉ có một số gà sumatra bờm đỏ (màu điều) được triển lãm nhưng những màu này cũng chưađược cập nhật thành tiêu chuẩn. Hành vi ở sumatra cho thấy chúng vẫn duy trì những đặc điểm của tổ tiên. Chúng thực sự thích đi dạo loanh quanh và và cũng rất cảnh giác. Nếu cảm thấy bị đe dọa thì ngay lập tức chúng có thể bay qua hàng rào cao một cách dễ dàng. Nếu được lựa chọn giữa chuồng gà với một cành cây thì hầu hết gà sumatra đều chọn cách thứ hai. Bởi hành vi như vậy mà gà sumatra cần chuồng nuôi rộng rãi và chạc cây cao. Chúng cũng cần chạc để giữ cho bộ lông sạch sẽ và cơ bắp mạnh khỏe. Gà sumatra không đòi hỏi loại thức ăn cầu kỳ nào khác. Đôi khi chỉ cần tăng cường thêm một lượng chất đạm để kích thích lông phát triển.

Gà sumatra là giống gà mạnh mẽ với khả năng kháng bệnh cao. Bạn chỉ cần theo dõi bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay CRD (Chronic Respiratory Disease), một loại bệnh di truyền ở gà. Để giúp gà mạnh khỏe, tốt nhất nên giữ môi trư khô ráo và che chắn vào ban đêm.

ga-sumatra-2

Mặc dù là gà chọi, gà sumatra vẫn chấp nhận nhau ở một mức độ nhất định. Gà trống tơ có thể lớn lên cùng nhau sau khi sự phân cấp trong nhóm đã rõ ràng. Nhưng chúng cần không gian để tránh xa khỏi vùng rắc rối. Gà nuôi trong chuồng có vẻ ít cá tính hơn những con được thả rông. Nhà lai tạo chăm sóc gà của mình hàng ngày và đặc biệt những con gà 9 thể hiện sự tin cậy và cả ảnh hưởng nữa. Gà tơ được cho ăn bằng tay sẽ theo chân nhà lai tạo khắp mọ nơi. Gà được nuôi cùng chó và mèo, những loài vật này sẽ quen với chúng và cảnh báo khi những động vật khác thâm nhập vùng lãnh thổ của chúng. N Nhờ dáng vẻ bề ngoài giống như chim trĩ mà gà sumatra trở thành bảo bối của khu vườn hay bãi chăn thả. Gà mái đẻ khá nhiều trứng mỗi năm và trứng có màu trắng. Gà mái chăm con rất giỏi. Nếu những loài “săn mồi” khác đe dọa gà con thì gà mái sẽ thể hiện hành vi mạnh mẽ nhất để bảo vệ con mình. Tiếng gáy của gà sumatra hơi lạ nếu bạn mới nghe lần đầu.

* Giống gà chọi Nhật Bản

Giống gà satsumadori bắt nguồn từ Nhật Bản. Giống gà này xuất hiện từ thời Edo (1603 – 1867). Satsuma là tên gọi cũ của tỉnh Kagoshima. Vào thời đó, giống gà được gọi là ojidori (gà lớn). Tên gọi hiện tại (xuất hiện từ những năm 1920) đơn giản ám chỉ giống gà địa phương của tỉnh Satsuma. Đôi khi giống gà còn được gọi là gà chọi Kagoshima. Vào năm 1943, giống gà được chính thức công nhận và bảo vệ theo luật di sản của Bộ Văn hóa Nhật Bản. 

Giống gà satsumadori được phát triển bằng việc lai xa với shamo và shoukoku (và một số giống gà địa phương khác). Những con gà chọi nhanh nhẹn này đá nhau bằng cựa sắt gắn vào hai chân. Có lẽ người Nhật học hỏi lối chọi gà và sử dụng cựa dao từ người Philippine. Một thời gian sau giống gà được du nhân vào châu Âu nhờ dàn đuôi dài và hấp dẫn giống như gà sumatra và yokohama. Các nhà lai tạo Hà Lan và Bỉ đặc biệt ưa chuộng giống gà này, các nhà lai tạo Đức cũng nhanh chóng theo sau.

ga-Satsumadori

Hiện nay, gà giống chất lượng rất khó kiếm ở Tây Âu. Ở Đức, giống gà phổ biến hơn. Số gà hiện đang ở Đức có lẽ bắt nguồn từ khoảng 14 cá thể được nhập khẩu từ miền nam Nhật Bản vào những năm 1970.

Về căn bản, không ngạc nhiên khi các nhà lai tạo phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, chàng hạn như đồng huyết. Do vậy, họ lại xa satsumado với các giống gà khác, điều này dễ hiểu nhưng không may đó thường là những giống gà mang các đặc điểm trôi rất khó loại bỏ. Chẳng hạn, một trong những giống này là kraienkoppe (gà twente). Thoạt nhìn, cả hại trông khá giống nhau nhưng kraienkoppe mang gen trội, do đó các đặc điểm điển hình của satsumadori bị biến mất. 

Là Nhờ vậy mà những cá thể gà satsumadori với màu sắc “châu Âu” mới xuất hiện.

Trọng lượng gà trống khoảng 3.5kg và gà mái khoảng 2.5kg. Tương tự như gà sumatra, gà satsumadori có đầu nhỏ và mồng trích ba khía. Mồng càng nhỏ càng tốt, mông lớn không được ưa chuộng . dễ bị cắn.

Tai màu đỏ. Chân màu vàng, trừ gà màu đen Màu mắt vàng rực cũng được chuộng hơn. Điểm da. trưng của gà satsumadori là mạnh mẽ, chân xon. rộng, lưng dài và đuôi xòe. Lông phụng dài rộng cũng là một đặc điểm chính. Đuôi phải bó gọn lúc bình thường, nhưng khi gà trong trạng thái kích thích thì ngay lập tức đuôi xòe ra..

Một đặc điểm nữa là gà tăng trưởng chậm. Độ tăng trưởng chỉ ngừng vào năm thứ hai, đặc biệt là khi gà trống trưởng thành. Một nhà lai tạo hay trong tài phải cân nhắc đến yếu tố này.

Màu sắc theo thuật ngữ của Nhật Bản khác xa so với châu Âu. Màu là đặc điểm phụ, nhất là với gà chọi. Họ gọi theo màu của lông cổ. Màu sắc cũng khác chút so với gà châu Âu mặc dù vẫn là những màu cơ bản mà chúng ta biết.

Màu sắc:

Shirozasa: nghĩa là “bờm trắng”. Shiro=trắng và zasa (hay sasa) = lông cổ. Đây là gà chuối, nhưng gà mái hơi khác một chút với ngưc xám.

Akazasa: nghĩa là “bờm đỏ”. Gà mái cũng không có ngực nâu, hơi khác so với những gì mà chúng tôi biết ở gà điều.

Kinasa: nghĩa là “bờm vàng”. Đây là gà chuối lửa L; màu sẫm và cô vàng

Người Nhật lý tưởng hóa mọi thứ. Điều này cũng sở với các giống gà nội địa. Gà satsumadori gốc có Lộ cao và thanh thoát, nhờ vậy chúng di chuyển rất nhanh. 

 * Gà rừng đỏ ở bán đảo Malaysia

Màu nền của gà rừng trống trưởng thành là màu đen cùng với đủ mọi sắc độ đỏ và vàng ở cổ, cánh và lưng. Lông đuôi hẹp về phương ngang, lông phụng tá đều và ngắn hơn nhiều so với lông phụng chủ. Độ dài trung bình lông đuôi từ 14.3 đến 19.9cm. Tổng số lông đuôi của một con gà trưởng thành hoàn toàn là 12, mỗi bên có 6 cái. Số lượng lông phụng tá là 4 cái mỗi bên.

Ở cá thể lại điển hình, lồng phụng tá dài hơn và nhiều cái cong xuống chụm vào lòng phụng chủ. Màu của các lông phụng chủ và phụng tá là ánh kim đen với tông xanh. Đầu gà rừng tương đối nhỏ. Mồng lá, cứng cáp nhưng tương đối nhỏ, mỏng và răng cưa.

Chiều dài mồng trung bình, đo từ gốc trước đầu Cho đến gốc sau đầu trong tầm từ 7 đến 9.2cm. Độ cao nông trung bình, đo từ chớp gai cao nhất đến gốc mông là 3.9 đến 5.1cm. Số gai mông trung bình (kể cả Các thùy nhỏ) là từ 6 đến 13. Tích và dái tai cũng phát triển nhưng thường nhỏ hơn gà lai và mặt có màu đỏ tía giống như mồng. Hai tích khi quan sát t. phía trước thường nằm sát hơn so với gà lai, vốn tương đối rộng. Chiều dài trung bình của dái tai là + 1.5 đến 3,5cm, chiều rộng trung bình của dái tai là từ 1.7 đến 3.4cm. Chiều dài trung bình của tích là từ 3 đến 3.4cm, chiều rộng trung bình của tích là từ 2.6 đến 3.7cm.

Mồng gà mới bẫy được chuyển thành màu phớt xanh trong môi trường nuôi nhốt. Dái tại có nhiều màu và kích cỡ, màu đỏ tuyền, trắng tuyền hay trăng phớt đỏ. Màu phớt đỏ phổ biến nhất. Màu xung nhanh tròng đen ở hầu hết cá thể là hành đỏ khác với đa số cá thể lại vốn trắng hay hanh vàng. Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi.

Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ tầm từ 63 đến 76cm. Chiều rộng trung bình của cánh là từ 20 đến 23.6cm. Màu lông trước ngực là màu đen ánh xanh, cánh vai màu đỏ sẫm, lông bao màu đen, một số lông có những chỉ phớt đỏ, lông bay thứ nửa đen, nửa nâu vàng và lông bay Sơ màu đen với chỉ ngắn hanh vàng ở chính giữa. Số lông bao đầu tiên ở mỗi bên là 3, số lông cánh sơ ở mỗi bên từ 9 đến 11 trong khi số lông cánh thứ ở mỗi bên từ 12 đến 14. ( Lông bờm chuyển từ cam hanh đỏ ở đầu cho đến đó hanh vàng gần xuống đến làng. Màu lưng đỏ sẫm. Thân gà rừng khá mảnh dẻ và thuôn như chiếc thuyền, chân mảnh khảnh và trơn láng. Chiều dài trung bình của thân là từ 35 đến 38.1cm. Chiều dài trung bình của cẳng chân là từ 8.1 đến 9.4cm. Đường kính trung bình của đùi từ 3.4 đến 3.9cm.

Cẳng chân gà rừng có màu xanh ngọc trong khi cẳng chân gà lại có màu đen xanh, hanh lục hay hanh vàng. Cựa có hình tam giác và có xu hướng cong lên ở gà già. Chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2cm. 

Gà rừng trống lại thường nuôi hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với gà rừng rặt. Đầu thường lớn hơn, mông và tích cũng lớn, nhám và dày hơn. Lồng ngực có những vệt hanh hay vàng hay nâu trên nền đen. Một những khác biệt quan trọng giữa gà rừng và gà lai gáy. Tiếng gáy của gà lai hoặc kéo dài hơn hoặc lên quá cao trước khi ngắt đột ngột so với gà rặt. Gà lai cũng gáy nhiều hơn so với gà rặt. Tuy nhiên, gà lại có tiếng gáy gắt hơn.

 * Gà nòi Việt Nam

Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Hơn nữa, nước Việt phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm khiến hàng triệu người phải bỏ mình, nhà cửa tan nát lại càng khiến cho các tài liệu gà nòi khác đều khan hiếm.

Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, mặt mũi băm trợn như thường thấy vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Inđônêsia, và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sông ở Hoa Kỳ cũng đã đem được trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công.

Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. gà nòi có hai loại là gà nòi đòn và gà nòi cựa:

* Gà nòi đòn:

Gà nòi đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mà mái) và gà mã chỉ. .

ga-noi-don

Mã Lại

Gà “mã lại” còn được gọi là gà “mã mái”, là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính.

Theo nghiên cứu thì gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lời kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc thì người dân miền Bắc đã chọi gà mã lại từ thời Pháp thuộc. Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều được gọi chung là gà xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu:

Nhất xám khô, nhì Mã Chỉ

Mã chỉ

Gà mã chỉ là loại gà có lông mã (trên lưng gần A. dài và nhọn. Gà mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn. Cả hai thứ này đều khác với gà “mã lại”. Ngoài ra, gà mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lớp lông đuôi chính. 

Mã Kim

Đây là một loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc cao, thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngăn và nhỏ lăn tăn như là nên còn được gọi là “mã kim”. 

Đặc điểm chung của gà đòn: 

+ Gà không có cựa

Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa nhú như hạt ngô. Gà này được dùng theo thuật đá. đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung được dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các

loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền Nam có cựa dài và biết sử dụng cựa. Ở miền Trung chọi gà là thú vui tiêu khiển của người dân, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Người miền Trugn thích chơi gà đòn-một độ dùhay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ hó khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên người dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa bị mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới nhú n bị chủ gà bấm cựa, không nhú ra được.

Nhìn chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cưa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa.

+ Đầu và diện mạo

Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xương gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các loại gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thoải mái và tự tin, khi có người lạ đến gân gà nòi sẽ ngâng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn.

Khi đối diện một con gà khác, đôi mắt gà đòn sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi nộ lên sát khí.

+ Cổ lớn, dạ dày và nhăn

Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc.

Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc không biết gà nòi trụi lông một cách tự nhiên hay do tác động của con người.

Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những loại gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những loại có lông phủ đầy mình.

Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 3, nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu ấm như nước ta. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. H, tay chơi gà thường ding các thủ thuật làm cho án sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại hiến cho các chân lông bị khô nên lông khó mọc lại.

Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi. 

+ Chân và vảy

Chân gà nòi thường có hai hàng vay với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vày. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn. không mạnh.

Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một loại gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay loại gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà.

+ Mắt ếch

Nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận.

Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách nên rất quý. Các tay chơi ga thường truyền tụng câu ca dao: “Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”.

+ Những đặc tính khác 

Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quảng

Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường được các sư kê ưa chuộng. 

Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển. 

Da: Dày và đỏ. Thịt: thịt gà nòi là loại có cơ bắp lớn nở nang do 8 vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai.

Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do n có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường đấu.

Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, ngã. Gà có lông “Mã chỉ thường có thêm lớp lông vũ phú thêm bên ngoài lớp lông ống.

Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có loại gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột nhà đầu định nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Định”,… “Lục Định”. Đây là những loại gà nòi dòng khác biệt.

Bộ lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, giòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó.

Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 2.8kg tới 5kg.

Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các loại gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng  gáy của gà nòi trầm hùng.

Tính nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. 

Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát  triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngoài Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, vv…  Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh Vũng tàu, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp…

* Gà nòi cựa: – Gà cưa là loại gà nhỏ và nhẹ hơn với bộ lông phát triển đầy đủ, cựa sắc nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng chọi gà theo lối gà cựa. 9 Gà cựa Nam Bộ có lông bờm rộng, lông mã (lưng) phủ kín xuống, lông đuôi dài. Con gà tốt cần “đồng thân, đồng thủ”, nghĩa là đầu, mình cân xứng, cổ liền lạc, phao câu nở, đuôi xòe, không dị tật. Thêm các tiêu chuẩn chi tiết như: đầu nhỏ, mỏ ngắn chắc, khỏe miệng cao, mồng thẳng, mắt sâu, mí mỏng, con người nhỏ, đùi dài hơn cẳng… Cẳng gà đá rất quan trọng vì nó mang cặp vũ khí quyết định trận đấu. Cắng phải tròn, hình tháp bút hay ba góc rõ ràng. Vảy phải khô, đông sát, sờ nhám tay… nằm trong tiêu chuẩn quy fe. Các vảy tốt như An thiên (trên ba ngón chân), hù địa (dưới ba ngón chân), Liên giáp nội (vảy lớn 5 ngang hàng cựa), Huyền châm (vảy nhỏ xen giữa các váy ngang cựa). Cặp cựa gà tốt nhất được đặt các tên: Nhật nguyệt, Siêu đao, Song đao…, chủ luôn chăm sóc cho sắc lõm. Con gà ngủ cũng có các… quý tướng như: ngủ tử mị (ngủ như chết), ngủ móc (treo chân giống loài dơi, hiếm thấy), ngủ tử hình (dạng gà chết). Riêng loại gà dáng lệt bệt, lom khom giống vịt được xếp loại “bần kê chi tướng”, chắc chắn không ai nuôi để đá. Đặt tên gà theo hình dạng, màu lông như: gà khét, ô hoe, điều, nhạn, chân xanh, mắt ếch…, có khi gây giống qua mấy đời vẫn gọi theo tên chủ nuôi ví dụ như “bổn gà điều Năm Chà, bổn gà xanh Tám Niên…”

ga-cua

Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cửa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi chọi gà cựa đã biến hóa và tháp cựa cằm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sinh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà đòn như:

Mắt: mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng.  

Cổ: cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi. 

Chân: ngắn và nhỏ.

Cựa: gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất sắc nhọn và dài. | Lông: gà cựa có lông phủ kín toàn thân. Lông có mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp.

Đuôi: đuôi gà cựa là loại lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng.

Trọng lượng: gà cựa cân nặng từ 2.2kg đến 3.2kg. Trong truyền thuyết về đời vua Hùng Vương thứ 18 khi kén rể đã truyền rằng “Ai sắm đủ các thứ sau: Tín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…” thì vua sẽ gả công chúa.

Những tưởng gà nhiều cửa chỉ có trong truyền thuyết, thế nhưng trên thực tế vẫn tồn tại loại gà này.

Related Posts

Leave a Comment