Home Tin Gà Chọi gà trong lịch sử và sinh hoạt

Chọi gà trong lịch sử và sinh hoạt

by thientd

Gà chọi là tên gọi chung cho loại gà nuôi dùng vào mục đích giải trí. Có 2 loại chính là gà đòn và gà cựa.

Gà đòn thường được nuôi nhiều ở miền Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8kg – 4,0kg. Loại gà này thường dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng.

Gà cựa thường nuôi chủ yếu ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại (sắt) gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn, thường là dưới 3,0kg.

Chọi gà là một trò chơi dân gian có từ lâu đời. Trong thời gian đầu, sở thích chơi gà chọi chỉ dành cho một số bậc vua chúa quyền quí, nhưng sau đó đã lan rộng ra chốn dân thường. Không riêng ở nước ta, một số nước lân cận cũng có môn chọi gà. Chủ yếu là để giải trí vui chơi. Chọi gà mang tính đại chúng, ai có gà đều có thể chơi được cả.

choi-ga-choi

Chọi gà thường được người xưa tổ chức trong các dịp lễ, tết, hội hè. Có lẽ sôi nổi nhất vẫn là dịp tết Nguyên đán. Bắt đầu tháng chạp cho đến hết tháng giêng – “Tháng giêng là tháng ăn chơi…”. Từ trong xóm, ngoài làng đều chơi chọi gà. Tuỳ theo cấp độ quy mô khác nhau mà phong trào chơi gà chọi càng trở nên sôi nổi hay không.

Thú chọi gà truyền thống phổ biến nhất là ở vùng đất Nam Bộ. Người ta phải cất công tuyển chọn giống gà hay từ các địa phương như Cao Lãnh, Hóc Môn, Cần Đước, Trà Vinh… để có những trận gà sôi nổi, hấp dẫn. Một bãi đất trống vẽ vòng tròn là đấu trường, quanh đó úp hàng hàng bội tre, bội kẽm nhốt những chú gà oai phong, sung sức chờ so kè hạng cân. Cáp độ xong thì đưa vào sân, một “ôm” (hiệp) được tính thời gian bằng cây nhang đốt cháy, phân đoạn bằng sợi chỉ treo đồng xu, bên dưới hứng cái đĩa. Đá tới khi sợi chỉ đứt, nghe đồng xu rơi “beng” một tiếng thì hai chủ vào bắt gà ra săn sóc, đá tiếp hiệp sau cho tới lúc phân định thắng, thua. Không khí trường gà rất sôi động, người người chen chúc vòng trong vòng ngoài thích thú tặc lưỡi, trầm trồ, cổ vũ từng miếng bọc hậu, lòn cánh tránh đòn, tiến thoái bài bản… của hai “võ sĩ” nhà nghề lẫm liệt… đi Chơi gà đòn phải chọn loại gà to con, sức vóc dềnh dàng để có thể chiến đấu dai dẳng, đôi khi kéo dài hàng giờ, giở chân không lên vẫn chưa kết thúc. Cựa gà đòn trưởng thành phải cưa hoặc mài mòn dần không cho lú ra nên chẳng có cú đậm chí mạng rách toạc bầu diều hay gãy cổ cúp như gà nòi cựa. Phải tập “xử” (đá thử) thường xuyên cho gà dai sức, quen trận mạc. Nuôi thời gian khá dài, khoảng 12 tới 15 tháng tuổi mới ra đấu được với gà đông cân. Xem chọi gà đòn như xem đấu sĩ hạng nặng, chủ yếu thưởng thức đòn miếng sức lực mạnh mẽ. Ngày trước, giải thưởng cho con gà thắng là rượu trà, bánh mứt, vải lụa… tương trưng, nhưng đem lại vinh dự cho chủ nuôi và địa phương gốc của con gà thắng cuộc. Gà đòn chiến bại ít khi ngã gục bởi chúng không gây sát thương, lúc kém thể hết lực thì chạy khỏi vòng đấu chịu thua cuộc. . ( Muốn hiểu rõ hơn về truyền thống chọi gà tại Việt Nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ “Nòi” trong văn chương bác cổ. Chữ “Nòi” được dùng để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ “Nòi Giống Tiên Rồng” mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống linh vật như rồng và gà nòi. Rồng là một linh vật có những đặc điểm nổi bật như sức mạnh vô song, dũng cảm trước kẻ thù và không chịu khuất phục. Gà nòi cũng có những đặc tính tương tự nhưng rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương, vì vậy có thể nói gà nòi là loài vật mang nhiều đặc tính như loài linh vật nhưng lại rất gần gũi với con người. Có thể đó là một trong những lý do mà người Việt ưa thích nuôi gà nòi. . .

choi-ga-choi-2

Trong lịch sử nước nhà, sự bất khuất và dũng tim của người dân Việt có những điểm tương đồng cái sự bất khuất và dũng cảm của gà nòi. Nếu không kể đến rồng là biểu tượng trong tưởng tượng thì có thể nói gà nòi là biểu tượng hoàn hảo nhất cho sự dũng cảm và bất khuất. 

Những dũng tướng điều binh góp phần bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết đến trong lịch sử Việt Nam như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am tường về cách nuôi cũng như thú chơi chọi gà. Đặc tính can đảm của gà nòi có thể nói phần nào ảnh hưởng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Theo một số người chơi gà, có lẽ thú chơi gà chọi thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn chọi gà, và ông đã tuyển được giống gà chọi nổi tiếng – (theo một số người chơi gà chọi ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát từ các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, nên ông đã sáng tạo ra bài võ: “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay. Tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá mà có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, nhỏ con thắng người to khỏe.

Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới . nghề rất kính trọng và khâm phục các sư kê và đàn anh trong nghề. Người chủ gà chỉ được các chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng. Q. kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập mỗi một con gà nòi ra trường đấu đều mang niềm tự hào cho người chở kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dù xa xôi đến đâu họ cũng tìm đến và nài mua cho bằng được. Có Cá Chơi và nuôi gà chọi không phân biệt sang hèn, giàu hay nghèo. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, đạo kê được hình thành và ra đời. Những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi chọi gà thường “tâm thầy học đạo” trong quan hệ sự phụ và đệ tử. Đối với một sự kế thì niềm tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên đấu trường. Những trận gà “để đời” như thế được kể lại và truyền miệng, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến. Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài, đây là lý do tại Số gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng go lọt ra ngoài sẽ giúp cho các đối thủ khám phá ra the đá riêng của dòng gà đó và tìm cách khắc phục. Câu thành ngữ của ông bà ngày xưa “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không những chỉ áp dụng trong binh nghiệp mà còn được áp dụng trong phép chọi gà. Các dòng gà nổi tiếng vô địch thường vô giá và không thể nào mua cho dù ngay cả từ bạn bè thân. 

Ngày nay người Việt Nam vẫn tổ chức các buổi chọi gà vào những dịp Tết đầu năm để giữ tập tục cổ truyền của cha ông. Các nông gia trong làng mạc cũng thường tổ chức những buổi chọi gà để giao lưu và phát triển dòng gà của mình. 

 Chơi gà cựa nhọn (cựa chốt) thì tốn nhiều công sức hơn. Có người nuôi gần một năm trời mới phát hiện cặp cựa xấu đành loại ra. Trong nghề thường truyền khẩu những câu “Chó giống cha, gà giống mẹ”, “Gà bền tại mái”… là cơ bản khi chọn gà mái đổ giống, tạo bây. 

Chăm sóc gà chọi tuy mất nhiều công sức nhưng thú vị chẳng kém thú chơi chó, chim, cây, cá cảnh… Nào là chọn lúa ngon cho ăn, bồi dưỡng thêm chuối, cá bống, thịt bò, trứng… tăng lực. Có vị nuôi nhiều bội, nhiều lồng, giao nhiệm vụ cho con bắt thằn lằn hàng đêm để các đấu sĩ gà thưởng thức món khoái khẩu. Rồi suốt ngày phải để mắt tới, quân sương, tỉa lông, thoa rượu nghệ, đá xổ. Ngày trước, chỉ những người cao tuổi, hưởng nhàn, dư thời giờ mới nuôi gà chọi. Tất nhiên, mỗi địa phương có cách chọn giống, chăm sóc gà khác nhau đôi chút. Gà chọi hay có “miếng nghệ đặc biệt sở trường, gặp cơ hội là tung ra dứt điểm đối thủ ngay. Những con gà này chỉ thắng hay thua, bại trận thường chịu chết trên sân đấu chí không hề bỏ chạy. Người không đủ sức nuôi nhiều thì chăm chút một con gà nòi, khuya sớm ngồi uống trà nghe tiếng gáy cứng cỏi, thanh thoát cũng cảm thấy nao nao, vui lòng. 

Chọi gà đúng nghĩa là thú vui tao nhã, trò chơi dân gian từ xưa. Nhưng về sau dần bị lợi dụng thành trò đỏ đen, cá độ, gây ra biết bao cảnh tan gia bại sản, tù tội… Cuộc sát phạt không theo qui định thượng võ cũ mà cốt ăn thua nhanh bằng cựa dao thép, cá biệt có kẻ còn bôi axit đậm đặc, thuốc độc vào cựa gà đá, thật tàn độc. Là đi

Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa xem tướng gà chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ 17. Một trong những người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832), một Trung thần có công bình định và xây dựng Gia định dưới thời vua Gia Long (Nguyễn Anh). 

Tục truyền Tả Quân Lê Văn Duyệt đã nuôi 5000 con chiến kê để nghiên cứu về các thể loại như Ngũ hành luận dựa trên sắc lông, phép xem tướng và phép xem vảy. Một trong những thủ bản cẩm nang về gà nòi còn được truyền tụng đến ngày nay là “Kê Kinh” mặc dù do bản sao chép lại đã “tam sao thất bản” nhưng vẫn còn nhiều giá trị và được các sư kê và các tay chơi gà gối đầu giường và dùng làm “kim chỉ nam” cho việc chọn và xem tướng gà nòi. 

Một điển tích khác trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ 13 đó là dưới thời nhà Trần, cựa gà chọi được nhắc đến trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Vào thời đó, thú chơi gà nòi đã thành một hiện tượng rất phổ thông trong dân gian. Khi hiểm hoạ của giặc Mông Cổ với một đạo quân hùng hậu dưới thời vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt tràn sang biên giới để xâm lăng nước Đại Việt vào năm 1258. Ở vào tuổi 30 “Tam thập như lập” Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thống lĩnh quân đội để chống lại giặc Mông Thát. Để cảnh tỉnh binh sĩ và dân chúng chỉ lo mải mê với thú chơi gà chọi mà quên đi mối họa “nước mất nhà tan” ngài đã cảnh tỉnh quân lính bằng lời hiệu triệu:

“Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp. Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu”. (Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh”). 

Ngày xưa trường gà chọi khá đơn giản. Đào vũng đất bằng cái nong (khoảng 1,5 – 2m) sâu chừng 30 -40cm, xong đổ cát vào (để khỏi hỏng chân gà). Người xem ngồi xung quanh, vừa thưởng thức vừa làm – đá. Hò reo để khích lệ 2 chủ kê là chính. Có cá – nhưng không mang tính ăn thua sát phạt lẫn nhau. chủ yếu là tạo cao trào. 

Trong xóm, làng là vậy, nhưng khi ra ngoài huyện, ngoài tỉnh phải là con gà vô địch trong tỉnh trong huyện đó – quyết tâm thẳng không để thua. Đó là danh dự cũng là trách nhiệm và lòng tự hào của người có gà hay được chọn đi thi đấu.  

choi-ga-choi-3

Ngày nay, giới chơi chọi gà thường tổ chức trường đá hẳn hoi. Trình độ chơi và nghệ thuật chơi cũng được nâng cao hơn. Vi đá được quây cố định, trên có mái che, tròn xung quanh có băng ghế cao dần từ trong ra ngoài để cho khách ngồi xem.

Cách chơi là: Sau khi 2 chủ kê (chủ gà) thoả thuận, gà được bịt mỏ, bịt cựa (để khỏi nguy hiểm chết gà) rồi thả vào vị đá. Trận đấu bắt đầu cũng là lúc cổ động viên hưởng ứng. Lực lượng cổ động viên 2 bên “bắt giá” nhau. Thường con đá hay được bắt giá trên, con đá kém hơn bắt giá dưới. Sau một vài “hồ”

(mỗi hồ là 20 phút, nghỉ 5 phút) xem thế trận nghiêng bên nào. Lúc này cổ động viên thường theo đuối phía mình cá cược, nhưng cũng có người bỏ phia con gà mình ủng hộ sang bên kia để tiếp tục cá cược Đến khi trận thế thay đổi người chèo kéo treo giá nhử để người chơi từ bỏ hay giữ lập trường theo đuổi con gà mà mình thích. Khi đấu thủ lâm thế có thể từ giá dưới người cược nhảy lên giá trên. Cứ như vậy trận hoi gà cứ sôi lên thành hội vui chơi thoả thuê.

Nếu chỉ cá cược mang tính vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật đó là điều đáng quý và nên phát huy, ngược lại có kẻ lợi dụng trò chơi chọi gà đế ăn thua, cờ bạc, sát phạt lẫn nhau là điều đáng lên án và phải triệt để ngăn chặn. 

Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà chọi hay: 

Tuyển chọn gà kê giống đá hay 

Không gì bằng độc dấu đá hay 

Mình thuyên gối thắt lưng xuôi mái 

Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng) 

Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt

 Bước đi ngón chúm ít gà tày 

Tự nhiên đầu lắt hay né giỏ

Hay:

Cáp độ ra trường ắt thắng ngay 

Nhất thời chân chúm vãi ra

Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng 

Theo một số người chơi gà chọi, để tránh đá chui, cá độ thiếu lành mạnh, nên tổ chức trường gà quy mô, có sự quản lý của chính quyền địa phương, hoạt động trong phạm vi cho phép. Như vậy vừa bảo môn chọi gà trong dân gian truyền thống, vừa gió. con người vui chơi giải trí. Môn này có thể phục , cho du lich. Qua đó có thể thấy rằng thú chơi gà chọi có ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt của người dân.

Related Posts

Leave a Comment