Home Huấn Luyện Gà Quan niệm về một linh kê

Quan niệm về một linh kê

by haduyson
quan-niem-ve-mot-linh-ke-1

Theo quan niệm của nhiều sư kê cao tuổi thì linh kê là gà ban đếm gáy, khi mở miệng ra thì từ miệng tỏa ra ánh sáng. Nhiều người cho rằng ánh sáng phát ra do trong miệng gà có ngọc nên họ thường gọi là Ngọc kê. Linh kê là loại gà quý hiếm như Vương kê, Ma kê… Đơn cử một số con gà như sau được gọi là linh kê:

– Gà tử mị (giả chết): gà này có một đặc điểm không ngủ trên cây mà chuyên ngủ dưới đất, hai  thả thòng hai bên hoặc xòe ra như phơi nắng, đầu đưa về phía trước, gối đầu trên đất, đôi chân cái duỗi cái co trông như bộ dạng con gà chết. Loại này hay và vang danh thiên hạ, thuộc dòng linh kê. Khi ra trường đấu gà tử mị đá chẳng đâu vào đâu vì nó lại nằm gục đầu, xoã cánh như lúc ngủ, người ngoài nhìn vào tưởng là gà mệt, gà thua nhưng khi vào nước, mang vào cho đá tiếp thì chỉ một vài đòn trổ tài là làm cho cả trường gà phải kinh ngạc và tiếc thương cho con gà kia phải cúi đầu tẩu mã hoặc chịu thua. Khoảng từ hồ 4 trở đi thì ra đòn nhanh như sét đánh, mạnh như búa tạ giáng, lại linh hoạt, khôn ngoan nên luôn đưa ra những đòn đá đẹp và hiểm hóc. Thuộc loại văn võ song toàn nên thường mang thắng lợi về cho chủ. Gà này cho dù chân có vảy xấu thì vẫn được chủ kê chuộng và cưng.

quan-niem-ve-mot-linh-ke

– Gà tử mị trường: đây là một giống gà hiếm, khi mang ra trường đấu thì mắt lim dim như buồn ngủ, nhìn như không bận tâm gì đến mọi chuyện xung quanh, nước da tái nhợt. Nhưng khi cáp độ xong, chủ vào nước cho gà thì nó lại trở nên hoạt bát, linh động, nếu là gà cựa thì khi được mang đôi cựa sắt vào thì đội đoản đao này sẽ đâm thấu phổi đối phương, phần lớn gà này chỉ toàn thấy thắng. Đây là ( loại và văn võ song toàn, vừa biết dùng mưu vừa biết dùng sức.

– Gà nhật nguyệt: gà có cựa hai mà, cựa chân này màu đen thì chân kia màu trắng. Những con gà có cựa nhật nguyệt thường ra đòn hiểm là gà cựa thì có thể giết chết đối phương trong nháy mắt, là gà đòn thì đá gãy chân đối phương như bàn tay.

– Gà lông voi: Lông voi thường có một cái, có khi là hai cái nằm gần nhau hoặc xa nhau đóng ở cánh hoặc đuôi gà. Lông voi thường to bằng sợi kẽm nhỏ, dài khoảng 3 – 4 phân, thường thì xoắn lại như một cái lò xo đã giãn ra, loại lông này rất cứng. Gà mái mà có lông voi thì rất quý, nên giữ lại đế đúc mái, thường thì đó là gà rặt. Gà lông voi thuộc loại linh kê, trăm ngàn con mới có một nhưng người ta quý gà mái có lông voi hơn gà trống có lông voi.

Có 3 dạng lông voi thường gặp:

+ Lông hơi cứng, hơi cong, to bằng sợi kẽm nhỏ, dù bẻ cong như thế nào đi nữa thì nó cũng duỗi thẳng y như cũ.

+ Lông cứng, lớn sợi, có hình dạng giống như đường zíc zắc hay như sợi tóc ngứa, loại này nhiều và dễ bắt gặp hơn loại thứ nhất.

+ Lông xoắn lại như lò xo, kéo thẳng nó và bong tay thì nó trở lại như cũ, loại này gặp c khá nhiều. Long voi thường có màu đen huyền, có nhiều  để lộ hẳn ra bên ngoài nên rất dễ nhìn thấy nhưng có một số con khác lại giâú dưới lớp lông vũ, có khi lông voi mọc ở đùi gà.

– Gà song sinh: Một quả trứng có hai lòng đỏ, từ trứng đó nở ra hai con gà. Theo người xưa thì khi mang đi đá chỉ việc cho một con đá, còn con kia nhốt trong lồng. Con gà ngoài chỉ cần gáy hay vỗ cánh là con gà đang đá như được tiếp thêm sức mạnh.

quan-niem-ve-mot-linh-ke-1

– Gà hổ đầu: Hổ đầu là tên của một dặm nằm ngay ở ngón chúa. Gặp loại gà như vậy thì nên tìm cách mua nuôi hoặc tránh xa chứ không dại gì mà cho đá, kẻo rước họa vào thân. Gà này đá đòn rất hiểm độc, thuộc loại gà dữ.

– Đoản thiệt (lưỡi rùa): gà này có lưỡi ngắn hoặc bị thụt sâu vào bên trong. Thường thì gà này có giọng gáy nghe rất lạ. Có con gáy không ra giọng mà chỉ nghe được tiếng rít, một số địa phương nghe tiếng gáy như tiếng cá sấu kêu nên gọi là gà cá sấu.

– Thư hùng kê: gà có chân hai màu, chân này màu trắng thì chân kia màu đen, và chân này màu xanh thì chân kia màu vàng. Còn nếu chân không thuộc vào nhóm màu như trên hay chân trắng chân xanh thì cũng không được xem là thư hùng kê mà đó là gà bị lai hoặc bị cận huyết.

– Độc nhãn long: gà khi nở ra chỉ có được một con mắt (không nhầm với gà mù một mắt nha). Có một số con mắt có hai màu hoặc hình dạng con ngươi trong mắt khác nhau, thuộc loại gà hiếm, đá rất hay.

– Cựa nhật nguyệt: Cựa có hai màu, chân bên này cựa màu đen thì chân bên kia có màu trắng

– Đuôi cầu vồng: đuôi cong như cầu vồng và chấm đất. Thường thì khi đó người ta phải cắt bớt.

– Miệng thối: khi gà cất tiếng gáy thì phát ra một mùi khó chịu, những người ngồi gần không tài nào chịu được. Đây thuộc loại hiếm.

– Mặt tái: gà có mặt tái, nhẹ nhạt như gà mái, trông không có vẻ gì là một chiến kê dũng mãnh cả. Nhưng khi vào nước và xông trận thì chỉ có mang vinh quang về cho chủ.

– Lão kê thần đồng: Loại gà nàu có khuôn mặt dữ tợn và trông như một “lão kê”. Gà này đá rất hay.

– Gà nhím: gà có một biệt tài là điều khiển được tất cả các sợi lông trên cơ thể. Thường thì hay cho lông dựng đứng lên rồi cho xẹp xuống lại. Hai lông chóp cánh vẫn được gà điều khiển giật giật nhảy nhảy trông lạ mắt, và đặc biệt khi ngủ thì toàn bộ lông dựng đứng lên như lông nhím. Gà này có uy công mãnh liệt, sức bền bỉ khéo léo, đòn đá như vũ bão, xem cần đối thủ như tơ chỉ, thay đổi tình thế như thay áo. Loại gà này rất quý hiếm.

– Gà cò: gà chuyên ngủ đứng một chân, đầu chui ngược vào cánh, chỉ có trường hợp đặc biệt gà mới chịu nằm. Gà này khôn lanh, có tài, nếu khi ngủ như thế mà bộ lông xù ra mới là đúng theo sách vở.

– Quái kê: gà gủ một mắt nhắm, mắt kia mở hoặc lim dim, loại gà này tinh quái, ít đối thủ thắng được nó, tài ba đi đôi với mưu lược, và đặc biệt nó có biệt tài trả thù, tức là đối phương đá nó một đòn đau là trong vài giây tiếp theo nó phải trả lại cho được 2 đòn.

– Gà tử mị khất: Gà ngủ bất thường, khi ngủ đầu thì bỏ ra ngoài nhưng thường là chui vào cánh, sau đó ngủ quên nên rớt đầu ra ngoài, cắm mỏ xuống đất, tướng trông thảm thiết, đáng thương.

Related Posts

Leave a Comment