Home Huấn Luyện Gà Lối đánh và đòn đánh của gà chọi

Lối đánh và đòn đánh của gà chọi

by haduyson
loi-danh-va-don-danh-cua-ga-choi-1

Gà chọi là một trong bốn giống gà quý của Việt Nam (ba giống còn lại là gà tre, gà mía, gà hô). Một con gà chọi hay phải hội tụ đủ các yếu tố: chịu đòn tốt, tránh đòn tốt và phản công hiệu quả trong mọi tư thế. Dân gian có truyền lại những câu thơ sau để người chơi gà căn cứ vào đó chọn được gà hay:

“Đầu công mình cốc cánh vỏ trai

Đùi dài khoản ngắn chẳng thua ai

Khô chân gần mặt ấy mới tài”.

loi-danh-va-don-danh-cua-ga-choi

Có rất nhiều yếu tố quyết định việc thắng thua trong mỗi trận đấu gà bao gồm dòng giống, nước nuôi, may mắn, việc ghép chạng của chủ gà, thể lực trước trận đấu,vv… Nếu 2 chú gà có đòn đánh và thể lực ngang nhau thì lối đánh của con nào khắc được lối con kia thì khả năng thắng lợi của con đó sẽ cao hơn rất nhiều. Và thực tế cũng đã chứng minh đòn đánh và tốc độ ra đòn quyết định sự thắng thua, nếu có hơn lối nhưng thua nhiều về đòn cùng tốc độ thì cũng vẫn có thể thua như thường hoặc có thể lối rất hay, gà đang chiếm ưu thế nhưng dính một vài đòn hiểm là hết lối hết đòn, đây cũng là sự may mắn của chú gà hoặc như người xưa đã nói đó là “duyên trường” của chú gà. Sau đây là lối đánh và đòn đánh của gà nòi:

Về lối đánh:

– Cưa đè hai mang (còn gọi là kèo cột hai mang theo thuật ngữ miền Nam).

– Mang lên mang xuống lên đè đá, xuống thông vỉa hay nhường mang kê cho gà kia đánh.

– Chạy dưới luồn vỉa bắt tảng.

– Chạy dưới kê cho đánh.

– Dong dựng (trụ thuật ngữ miền Nam).

– Chạy kiệu, chạy xe hay hồi mã thương.

– Lùi tát thường gọi là thôi chân tát dọc (mé thụt thuật ngữ miền Nam).

loi-danh-va-don-danh-cua-ga-choi-1

Về đòn đánh:

– Dọc: gà ra dọc 2 chân cắt kéo cặp vào đầu, hầu, ức gà đối phương.

– Mé: gồm mé ngang và mé xéo, gà di chuyển sang ngang hay xéo 2 chân đá cắt kéo vào đầu, mang tai hoặc cổ (cần) đối phương.

– Lưng: gà đứng sang ngang đá vào lưng hoặc từ phía sau vào vỉa bắt tảng đá vào lưng, gáy đối phương.

– Quăng: gà di chuyển tách khỏi đối phương và quảng chân (không cần dùng mỏ mổ quặp) vào chân trúng vào mỏ, hầu, mang tai, cổ, bụng đối phương. Đòn đá này nhiều nơi còn gọi là đòn cáo.

– Om đấm gà cắn vai, lông, cổ,… và lên chân vào bụng, ức, cổ, kiềng, đùi, với đối phương.

– Thông vỉa: vỉa tối gà luồn dưới bụng cắn và đá vào bụng đối phương; vỉa sáng gà vào thông vỉa chui, khóa cánh đối phương, mỏ mổ quắp gáy, đầu vai 5 điểm bất kỳ đá vào đầu hay vào lưng, cần cổ phía gáy đối phương.

– Kiềng: đánh vào mình, vai và khu vực tam giác trước cổ gà.

– Đánh chặn còn gọi là xỏ đất: khi gà đối phương muốn chui vỉa thì gà mình sẽ mổ và đá vào đầu, mặt không cho gà kia chui vỉa cũng có con gà đánh chặn lưng rất hay khi gà kia chuẩn bị chui là đã bị vào lưng.

– Buông tát (mé thụt): gà đứng ra dọc không cần mỏ gà buông 2 chân lên cao chân sẽ vuốt ra có thể trúng vào cổ, mang tai, hầu, mỏ và con gà sẽ bật ra.

Related Posts

Leave a Comment