Cựa sắt có hai loại: cựa tròn và cựa “dao”. Cựa tròn dùng sắt tròn, mài giũa rất nhọn, có tác dụng đâm xuyên bất cứ đâu trên thân thể gà. Cựa “dao” giống như con dao nhỏ, thường được các thợ rèn chuyên nghiệp tôi, “lấy nước” bén ngọt, có tác dụng “chém”, “xẻ” thịt; nếu “ăn đòn” thì toác thịt; trúng nách, cánh có thể gãy hoặc lìa cánh. Hiện tại, cựa “dao” ít được các tay chơi ưa thích bởi tính nguy hiểm của nó.
Bởi vì đá cựa nên việc tuyển chọn, chăm sóc, huấn luyện gì cũng có rất nhiều thay đổi. Việc chọn gà, nuôi gà không còn khắt khe, kỹ lưỡng như trước mà nhiều nơi đã nuôi đại trà, hàng loạt như nuôi gà công nghiệp. Bởi việc “đá một phát chết liền” thì đòi hỏi phải có nhiều gà cung cấp cho các tay chơi. Tuy nhiên, nếu là “con nhà nòi” hoặc là “kê tướng”, “thần kê”, “linh kê” vẫn tốt hơn cả. Việc huấn luyện cũng vậy. Các tay chơi chú trọng nhiều đến sự lanh lẹ, ma mãnh, biết hạ gục đối thủ nhanh hơn là sự “lì đòn”, hay “trường sức”.
Không như đá “đòn” – ăn hay thua phụ thuộc rất nhiều vào sự “hay”, “dở”, sự tinh quái của gà qua quá trình tập luyện. Trong khi đá cựa thì “điểm yếu” của đối thủ nằm ở phổi, tim, gan, mật của con gà. Bởi khi gà bị đâm trúng một trong những bộ phận đó đồng nghĩa với chết hoặc mất sức chống cự.
“Khi chiến kê thắng trận, nó thực sự là hảo kê : Nhưng khi chiến kê bại trận, mọi lỗi lầm đều quy cho người gắn cựa”- Đây là câu thường được nghe mỗi khi sư kê phân tích các trận đấu của mình. Ngoài việc quá thành kiến đối với người gắn cựa, nó còn thể hiện thái độ chua chát và thiếu cao thượng mà một sư kê không nên mắc phải.
– Với loại cựa truyền thống
Thiết kế của cựa dao chỉ thay đổi chút ít trong cả thế kỷ qua. Về cơ bản, người chơi gà chọi thường sử dụng lưỡi cong bởi một điểm đáng chú ý là chiến kê quạt chân theo một đường vòng cung, bởi vậy mà thiết kế của lưỡi dao thuận theo chuyển động tự nhiên của chân. Thiết kế mũi dao về cơ bản cũng tương tự như mũi giáo. Theo các chuyên gia chế tạo dao, mẫu này thích hợp với việc đậm hơn là cắt và chém. Do đó, người ta thường thấy đa phần vết thương luôn có dạng đâm.
Hướng lắp cựa: Đây là chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất bởi vì nó đa phần phụ thuộc vào kinh nghiệm. Cựa thường được lắp theo hướng ngón thới với mũi dao chạm vào đường vuông góc với cẳng chân ngang qua cựa. Đây là cách mà nhiều tay gắn cựa gọi là “lắp vuông góc”.
Một hướng lắp phổ biến với hầu hết các tay gắn cựa là khi bạn kéo duỗi cẳng chân, cựa dao sẽ trở thẳng vào hậu môn. Vấn đề của cách lắp này ở chỗ nó quá chủ quan, tức người ta có thể kéo cẳng chân theo bất kỳ hướng nào mà họ muốn – bởi vậy nếu người gắn cựa muốn đâm hướng này và kéo chân về phía đó thì cựa dao cũng sẽ hướng… về đó.
– Với loại cựa hiện đại
Nếu để ý lưới của loại dao làm bếp, bạn sẽ thấy nó cong về hướng mũi dao. Các chuyên gia chế dao từ lâu đã phát hiện thấy điều này là cần thiết nếu bạn muốn chém tốt. Mũi dao hướng lên trên trông giống như “cánh chim” bay. Hầu hết những lời truyền khẩu đều nói rằng kiểu thiết kế này là của nghệ nhân Dave Aranez quá cố, người có lẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến những chuyên gia chế dao khác. Loại dao này thường được gọi là “phi điếu” hay “dao bầu”, hiển nhiên do lưỡi dao có dạng “bầu”.
“Cầu răng”. Theo nghệ nhân Carding Manaloto, vào năm 1980, một tay chế cựa dao ở Bulacan sáng Anh ra một “siêu dao” mới, có lẽ chịu ảnh hưởng bởi loại cựa dao Malay. Hiện nay, nó được biết đến một cách phổ biến như là loại cựa dao đế tròng cân chỉnh được – một cách dùng từ sai bởi nó thực sự không có đế tròng như là cựa dao Mỹ. Nó trông giống như là cầu răng giả kim loại.
Không khoen ngón. Khoen ngón thực sự vô tác dụng. Các kỹ sư – sư kê giải thích rằng nó không chỉ làm cho cựa dao nặng thêm vài gram, mà cấu trúc còn không thuận lợi hay hỗ trợ cho chạc. Một số tay chế cựa loại bỏ hẳn khoen ngón trong khi số khác vẫn giữ lại một phần như là ngàm phụ để giúp lắp cửa chặt hơn.
Lưỡi mỏng. Tương tự như dao xếp, lưỡi dao mỏng và dẹp đồng nghĩa với việc chém dễ hơn và cựa cũng nhẹ hơn.
Ủng da: Ngoài việc giúp buộc dao nhanh hơn, nhờ độ dày của da, lương dây cước hay dây vải dùng để buộc cũng chỉ bằng 2/3 so với chiều dài thông thường. Việc buộc dao nhờ đó đơn giản hơn. Nhờ ủng da vừa khít, cựa sẽ không bị xê dịch thậm chí với cú đá dữ dội nhất. Các sợi da ngắn được dùng để điều góc xoay của cựa dao theo bất kỳ hướng nào mà lắp cựa muốn.
Chất liệu làm cựa dao: Những người làm cựa dao truyền thống chọn loại chất liệu cứng như mũi khoan, ổ bi, cưa và lò xo, nghĩ rằng đây là những chất liệu tốt nhất. Họ nung thép để làm mềm hay tôi, rồi gò nó thành hình dạng và kích thước mong muốn. Vấn đề ở chỗ, độ cứng của vật liệu không đến lõi nếu làm theo cách này. Bởi vì nhiệt độ và thời gian nung cần thiết trong từng công đoạn không đạt, dao sẽ bị hỏng sau vài lần mài lại.
Nên sử dụng loại thép gió để làm cựa dao, mặc dù cũng có thể dùng thép gia công nguội. Thép gió chứa thành phần hợp kim cao được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị cắt bởi độ cứng và kháng mòn. Thép gió dòng M bao gồm khoảng 10% molybdenum cùng với thành phần hợp kim chromium, Vanadium, tungsten và cobalt. Thép gió dòng T bao gồm từ 12% đến 18% tungsten cùng với thành phần hợp kim chromium, vanadium và cobalt. Trong hai loại tre thép dòng T ít bị biến dạng khi nung và rẻ tiền hơn. Để gia cố lớp vỏ bảo vệ, thép này có thể được mạ thêm lớp titanium nitride và titanium carbide.