Để nuôi được gà chọi, tuyển chọn được những con gà chọi hay, có hình dáng đẹp, sinh sản đạt yêu cầu thì nhiều người còn chưa thành thạo. Để giúp người nuôi, chơi gà chọi, làm giàu được từ gà chọi xin giới thiệu một số bí quyết sau:
* Tuyển chọn dựa vào sắc lông:
Sắc lông là một phần rất quan trọng trong khung tuyển chọn gà từ xưa tới nay của các sư kê. Nhiều người chơi gà kỹ tính thường xem sắc lông con gà có hợp với màu chân, màu mắt và màu mỏ không để tuyển chọn gà, bởi thế đã có câu:
“Gà ô chân trắng mỏ ngà
Đá đâu thắng đó gọi là thần kê”
Và nhiều người chơi gà lâu năm cũng nghiệp được bản lông hợp với mình và không hợp với mình.
Có người thích màu lông này, có người thích màu lông kia… Ở đây xin nêu ra một số sắc lông cơ bản của gà nòi:
Đầu tiên phải nói đến gà ngũ sắc: là loại gà được xếp vào hàng linh kê xưa nay hiếm. Gà ngũ sắc là gà có đủ năm gam màu trên toàn bộ lông. Thường gà ngũ sắc có màu vàng kim và đen xanh là rất tốt. Đa số gà ngũ sắc thiện chiến, tài ba, hợp với nhiều màu sắc và chẳng kỵ gà có màu lông nào cả (theo ngũ hành tương khác của đạo kê).
– Gà tía: Là gà có màu lông đỏ pha đen tạo thành đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng… Gà nòi thường gặp loại này .
- Gà ô tía (điều ô): Mã lông tía pha nhiều sắc ô tạo ra màu đỏ thẫm, mặn mà (có nơi gọi tía mật). Gà này có sức khoẻ dồi dào, lối đánh khắc chế đối thủ và đòn lợi hại.
- Gà tía lau: Bộ mã có thêm những đốm trắng rất nổi bật, tuy không bằng ô tía nhưng cũng là sắc lông khá ưa chuộng.
– Gà ô: là gà rất được dân chơi ưa chuộng vì tính bền bỉ chịu đựng, gà ô có màu lông chủ yếu là đen tuyền, có thể pha thêm đốm trắng…
+ Ô ướt: Là gà được xếp vào hàng gà quý. Nó có màu đen tuyền bóng láng, pha chút xanh xanh cánh quýt, nhìn lông lúc nào cũng như ướt nước. Gà này hung dữ và bền bỉ, nếu đi cùng chân trắng mỏ ngà nữa thì cực kỳ hợp cách.
+ Gà ô kịt: gần giống như gà ô ướt nhưng sắc lông khô hơn, không có màu xanh xanh ướt ướt. Gà này hợp với chân trắng, chân vàng.
+ Gà ô mơ (ô bông): Là gà ô có thêm những đốm trắng, có thể mã có tía. Hợp với chân trắng, vàng ngà.
+ Gà ô miến tía: Gần giống gà ô tía những sắc tía ít hơn, chỉ có hai viên nhỏ tía hai bên lông mà thôi. Gà này hợp chân vàng.
– Gà xám: Có màu lông xám như tro, rất được ưa chuộng, nhất là xám khô.
– Xám khô: gà mang màu xám tro, to bản có vẻ khô khan, bời rời không bóng mượt. Gà này tài ba có thừa, sức khoẻ vô địch.
+ Xám sắt: có mã lông xám pha đen tuyền, nếu lông mã là kim thì rất tốt.
+ Xám son: Vừa xám vừa tía đỏ tươi ở trên chóp cánh hoặc mã phớt tía đỏ.
– Gà chuối: Toàn thân hoặc ít ra thì lông cổ và lông mã nổi bật, pha nhiều màu trắng lợt, xanh nhạy như ngọn chuối. Gà chuối thường lanh lẹ tuyệt vọ nhưng nước bền bỉ đa số không có nên gà đòn không được chuộng, ngược lại gà cựa thì chơi được. Gà chuối mà có sắc lông ô tuyền, mã và cổ lông chuối thì cũng khá tốt.
– Gà khét: Là gà có lông kết hợp giữa xám, đỏ tươi pha một chút đen trộn lẫn thành một màu rất đẹp, dịu. Gà này thường nhanh nhẹn, gà cựa thì tốt. – – Gà nhạn: gà lông trắng như bông. Nếu có thêm mỏ trắng, chân trắng chỉ hồng, con mắt bạc thì tuyệt, đòn đánh tài ba nhanh nhen. Nếu gà nhan mà chân chì, xanh thì chẳng mấy ai chơi, đa số thua trận thế mới có câu: “gà trắng chân chì, mua chi giống ấy”.
– Gà bịp (ó): gà có bản lông to tròn, màu đỏ pha vàng nhạt, giống bản lông của loại chim ó. Có nơi gọi là gà mái lại. Gà này dữ dằn hiếm thấy. Nếu đi cùng thân hình ngũ đoản, chân xanh móng tím thì rất hợp.
– Gà bướm: có sắc lông lốm đốm nhiều màu như con bướm, nhưng không đủ năm màu như ngũ sắc. – Gà bông trích: gà đốm có mồng trích.
– Gà cú: màu lông lốm đốm răng cưa lăn tăn nhỏ như lông chim cú. Gà này thường dở, không ai chuộng. – Gà qua: gà ô kịt chân đen, con mắt trắng láo
– Gà hoe: Lông vàng đậm có thêm điểm đỏ
* Tuyển chọn dựa vào giống bố mẹ:
Gà bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ấn tượng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà chân gà thật thanh nhỏ, hàng vây hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc.
– Gà mẹ: Chọn gà mái mẹ để giống là công việc mang tính quyết định sống còn cho việc cải tạo dòng giống, nâng cao chất lượng các thế hệ sau sao cho chúng ngày càng phát huy hết khả năng, sở trường của mỗi dòng đang có. Vì vậy có rất nhiều sư kê đã bỏ ra nhiều tâm huyết để nghiên cứu đúc, chọn gà mái để giống nhằm có được dòng gà theo ý muốn. Mỗi người có cách lựa chọn riêng, chọn gà mái thuần chủng từ thế lối đến đòn đá – đây là công việc đòi hỏi nhiều tâm huyết, thời gian và phải có trình độ nhất định về nhân cách, tạo dòng thuần chủng, cho đến lựa chọn theo cảm giác của từng người. Sau đây là cách chọn gà mái mẹ để giống theo ngoại hình:
– Phần đầu:
+ Đầu nhỏ thon dài theo cổ (nếu đầu bằng cổ thì càng tốt)
+ Mỏ: vừa phải, không dài và to quá, cân bằng với đầu gà, nhìn thấy chắn chắn (nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng); khoé miệng rộng (khi bạch miệng gà ra thấy nó rộng)
+ Mũi: mũi gà to, cánh mũi hở.
+ Mắt: to, sáng màu trắng thì càng tốt, con ngươi nhỏ.
+ Mồng: mồng dâu nhỏ và dựng thẳng, không ngả sang hai bên.
– Phần cổ:
+ Cổ gà phải dài thích hợp với thân và có kết cấu xương chắc (bạn ôm gà, cầm phần dưới cùng cổ gà vuốt ngược lên thấy xương liên, không rời. Nếu trên cổ gà có lông phủ từ đầu xuống đến hết phần cổ thì là liên mã đề, rất tốt.
– Phần mình gà:
+ Vai: nở, to và xếch. Sờ vào thấy xương có kết cấu liền, vững chắc.
+ Ngực, lườn: ngực ưỡn, lườn sâu không vẹo. Tàn + Thân gà: có hình bắp chuối (to phần vai nhỏ dần về phía sau, đây là loại gà tơ chưa đẻ”).
+ Cánh: úp chặt lấy thân gà phủ gần hết phao câu và lưng, lông cánh to dày, + Thế đứng: tuỳ theo các bạn chọn con gà mái : thế gì để chọn cho phù hợp. Ví dụ, gà đá mồng mặt thì chọn gà đứng giọt mưa.
+ Phao câu: To, sát với thân gà, trên đó lông đuôi nhiều và mọc dày.
+ Chân gà: Đùi to vừa phải phù hợp với thân gà. nhìn từ trước vào thấy đùi phình ra to hơn thân. nhưng đùi thắt trên to dưới nhỏ, theo kiểu đùi ếch đối với gà mái đá tang trong, đầu gối nhỏ không xù xì, cán gà nhỏ, dài vừa phải, vảy to rõ ràng.
+ Xương gim: đều, không lệch và sờ vào thấy cứng chắc.
– Ngoài ra cần chọn khác dùng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.
– Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
Tóm lại, tuyển lựa gà mái là công việc khó và đòi hỏi kiên trì. Khi có được con gà trống ưng ý đúc mái lứa đầu các bạn không nên chọn ngay mái để lại mà phải từ lứa thứ hai trở đi. Kinh nghiệm cho thấy nếu lấy ngay từ lứa đầu thì con gà mái vẫn còn gen con gà cổ trước nên chọn gà mái ngay sẽ mang nhiều rủi ro. Việc có được con gà mái như ý sẽ quyết định đến thế hệ sau này hay hơn hoặc bị lại dòng nên khi chọn lựa nên chú ý thật kỹ càng con gà mái phải toát lên về hình thể thì đẹp, nhưng về cái thần khí thì phải sắc.