Con gà nòi được gọi là “chiến kê” khi nó có đủ 5 đức tính của một vị tướng: Văn, Võ, Dũng, Tín, Nhân.
– Trên đầu có mồng như đội mũ của quan Văn.
– Dưới cán (cẳng gà) có đôi cựa siêu đạo là Võ.
– Gặp địch thủ xông vào chí tử bất thoái như gà ô
mắt ếch, đá chết không chạy là Dũng.
– Gà nòi gáy rất đúng giờ, ngắn gọn “âm minh đoản”, là Tín.
– Khi có miếng ăn, biết “túc tác” chia sẻ cùng bầy là Nhân.
Người ta nói “chó giống cha, gà giống mẹ”. Gà nòi theo hệ thống mẫu hệ. Do đó, muốn có danh tiếng, ngày xưa các sư kê phải đi từ con mái gốc, mái nền. Gà mẹ phải anh thư, cản bởi con cha trên một tuổi, từng là chiến tướng, thì nay ? đàn con mới được đôi con “hổ tứ”. Lứa trứng so không ai cho ấp, phải đợi đợt hai. Trong bầy con không phải tất cả đều là chiến tướng. Do đó, các sư kê phải biết chọn lọc để nuôi. Số còn lại trở thành gà thịt. Sự tuyển chọn qua nhiều đợt. Thông thường là khi gà được 3 tháng tuổi tới 6 tháng, gà bắt đầu gáy. Bắt đầu cho cổ đợt đầu tiên để xem thế đá và sự khôn lanh, ra đòn, trả đòn. Người ta bịt cựa (nếu đã nhú dài), xổ với gà tơ đồng chạng hay với gà tre, gà tàu. Xổ ba hiệp, mỗi hiệp độ 10 phút. Lần này cũng lựa chọn ra được những con gà có nhiều triển vọng.
Khi gà tới 9 tháng, xổ lần thứ hai, cũng qua 3 hiệp lâu hơn (20 phút đến 30 phút mỗi hiệp). Gà có con ra độc chiêu ngay từ hiệp đầu, nhưng cũng có gà đá nước khuya, càng thấm đòn, ăn đòn mới chịu ra đòn. Qua đợt tuyển này, gà được nuôi riêng, huấn luyện (dầm cẳng, uống nước khuya, phơi sương, vô nghệ…) để trở thành chiến tướng.
Gà có nhiều thể đá. Có con độc chiếu sát thủ, có con ra rất nhiều đòn. Đây là những thế chính của chiến kê:
– Đòn nạp, xạ: ban đầu gà còn sức bay cao, tung song phi. Đến hiệp thứ ba trở đi, con nào còn bay nạp xạ được nuôi dưỡng đúng mức. Đòn nạp chính xác chỉ thấy ở gà có xương lườn ngay thẳng và hai xương ghim không quá hở rộng. Xương ghim là hai xương gần hậu môn. Bế con gà lên, nếu xương ghim không rộng hơn ngón tay út là vừa. Hai đầu xương ghim phải dài bằng nhau. Cái dài, cái ngắn trước sau gì gà cũng bị đui mắt.
– Hồi mã thương: đây là gà thế, khôn lanh. Đang đá tự nhiên bỏ chạy, địch thủ rượt theo, bất thần quay lại đá thốc lên. Đòn này rất độc, sát thủ nếu gà đâm giỏi.
– Đá vỉa: chui vào cánh gà địch và cứ giữ thế đó, gọi là vỉa tối. Bằng không, chui ra, chui vào khi thời cơ đến, gọi là vỉa sáng. Thế này có thể đá gãy cánh đối phương.
– Đá sỏ, mé: cắn mồng, mỏ rồi tung đòn.
– Đá mã kỵ: bay cao đáp xuống đá vào lưng. Nếu trúng cựa sâu sẽ sát thủ vì trúng phổi.
– Ngoài ra tuỳ theo vị trí đá, người ta nói đá long. đá hang cua, đá khai vựa lúa (bầu diều), đá kèo trên, đá kèo dưới, đá lấn (đá áp thô). Có gà đá một cú gọi là độc cước. Chiến kê đá có nét ra liền cước…
Chọn gà theo “kê tướng”:
– Mỏ: vừa, hơi cong, chắn chắn. Chiến kê dùng mỏ cắn địch thủ để tung đòn. Gà ô, chân trắng mỏ trắng “mẹ mắng cũng mua” thuộc dòng chiến tướng. Gà dở, “đâu đầu nhìn miệng” là gà nát gối, liên tu
– Mồng: gọn như mồng trích, mồng dâu. Tránh mồng xệ, mồng lá. Mồng cối, theo người xưa là không may độ.
– Đầu gà: phải cân đối với cần. Lớn hơn cần quá rõ là gà chậm chạp, đợi địch ra đòn hai ba cái mới trả lại đòn.
– Mắt gà: màu thau, màu bạc, mắt ốc cau có tia máu là giống gà tốt. Mắt lanh, mí mắt mỏng. Gà ô mỏ xanh, mắt ếch, đá chết không chạy.
– Mặt gà: chữ điền là gà gan lì. Mặt tam giác là gà lanh, né giỏi, trả đòn chớp nhoáng.
– Gò má: bằng phẳng từ đầu mỏ, nhô cao ở mí mắt dưới và mí trên cho thấy mắt gà sâu, bặm trợn, lì đòn. Nhưng mắt đừng quá sâu, gà chậm ra đòn.
– Lưỡi gà: hai lưỡi (song thiệt), lưỡi đen (hắc thiệt), lưỡi ngắn (đoản thiệt) là những “linh kê”, dị tướng.
– Cổ gà: tròn hay vuông đều được. Cần nhất là xương cổ phải liên lạc, sát nhau. Tránh cổ cò. Ở dưới cổ có miếng thịt dư gọi là hầu bò, chính gốc nòi, gà 1 đòn, chịu đựng nước khuya. Tích gà phải đỏ tươi, có vết trắng là đã lai. Muốn thử cổ gà, ta lấy tay đè cần sẽ lượng được độ cứng cáp của cổ gà.
– Ức gà nở nang. Bầu diều nằm bên trái (trữ thực tả), dị tướng nên được xếp hàng “linh kê”
Cánh gà: 18 lông thật sát, chồng lên nhau. Cánh xếp ôm chặt lưng, dài gần tới đuôi. Nếu có một lông trắng tuyền, hay có một “lông tượng” cuốn xoắn lại, cứng. Nếu là mái nòi có lông tượng, bầy con phần lớn đều có những vảy cực tốt như án thiên, phủ địa, đại giáp, nghịch lân …
– Lưng gà không gù, thế đứng giọt mưa hay ưỡn ngực ứng thiên là gà chuyên đá trên.
– Lông mã: nhỏ, nhiều, dài gần tới gối là giống tốt. Nên lựa chọn lông mã một màu.
– Phao câu: to; hai bình dầu thuộc dị tướng. Phao câu lớn sẽ cho lông đuôi dài, cứng. Gà đứng vững, dùng đuôi để đưa ra đòn.
– Chân gà: lưỡng túc tam phân. Đùi tròn, thon không tốt bằng đùi dẹp, nở nang. Căng nhỏ, tròn hoặc vuông như cạnh thước. Cân nhất phải thon. không có mỡ.
– Ngón: nhỏ, thon. Ngón giữa hay còn gọi là ngón chúa, ngón ngọ phải từ 19 vảy. Hai ngón nội. ngoai từ 14 vảy. Ngón sau gọi là ngón thời phải từ 7 vảy đổ lên.
– Móng: dài, cong như móng rồng là chiến tướng thuộc loại “ế độ”, đá đâu thắng đó, không ai dám cáp. Nên nhớ, ngón thới cũng đâm.
Về sắc lông theo ngũ hành, có người xem. nhưng cũng có kẻ coi đó chỉ là chuyện nhỏ. Gà ô chân trắng, mỏ trắng thuộc dòng chiến tướng. Gà xám lông khô, cẳng như gà chết không phải tay vừa. Gà nhạn lông trắng, chân chì, chơi chi giống đó. Đòn đá không lên, nhát, chạy bậy. Gà chuối có màu đẹp, các sư kê không chuộng vì cho rằng không may độ.
Về vảy vi, hai hàng vảy trước là hàng thành và hàng nội nên mỏng, trong sáng, đường viền nhỏ. Vảy xếp theo hình chữ “nhân” rất tốt, hay úp lên nhau như cái máng xối cũng nên chọn lựa.
Ở phía sau cẳng gà là hàng hậu, phải no tròn, chạy dài từ gối xuống tới gần cựa, gọi là “gà no hậu”. Không nên chọn lựa gà có một vảy hậu nứt ra, “bể hậu” hay “khai hậu”; con này sớm muộn gì cũng tử trận. Gà thất hậu, vảy rời rạc không bền. Tuy nhiên nếu có “khai hậu” mà phía trước hàng ngoại cũng có một váy bị xẻ đôi, gọi là “bể biên”, lại thuộc là gà chiến: “bể biên, khai hậu là cậu gà nòi”. Hàng độ từ cựa đi lên phải thật sát nhau, càng lên cao càng nhỏ lại. Hàng độ chạy song song với hàng kẽm, trên to dưới bé. Độ có màu như son là tuyệt vời. Đếm được bao nhiêu vảy độ là gà có triển vọng bấy nhiêu. Từ ngón thới (ngón sau), có hàng độ dưới. Chạy lên cao, bao lấy cựa, gọi là “hoa đăng thới”. Gà này có thêm cặp cựa song đao, đóng sát ngón thới, hễ nó nhảy lên là đâm. Giữa hàng vảy ngoại và hàng hậu có hai, ba hàng biên màu son. Hàng biên tốt như “thập biên”, (chữ thập), “liên giáp biên”…