Home Huấn Luyện Gà Phép xem mạng gà theo kê kinh

Phép xem mạng gà theo kê kinh

by thientd
phep-xem-mang-ga-theo-ke-kinh

Về nguồn gốc của “Kê kinh”, chúng ta không có thông tin nào khác ngoài mấy chữ “sách gà Phạm Công”. Tất cả những gì mà chúng ta biết ngày nay đều qua bản dịch nôm “Kê kinh diễn nghĩa” dạng thơ lục bát của Giao-hòa, lão-nhiêu Nguyễn Phụng Lãm. Điều dẫn đến suy đoán răng sách được viết bằng chữ Hán hoặc Hán-Nôm. Với “Kê kinh” chúng ta chỉ thấy ý chứ không thấy hình.

Tương truyền, tác giả “Kê kinh” rất ham mê môn

chọi gà và nuôi đến hàng ngàn chiến kê để nghiên cứu  phép xem tướng, xem vảy và đặc biệt là xem mạng gà dựa vào Ngũ hành.

Nhìn chung, phép xem mạng gà theo “Kê kinh” bao gồm bốn phần:

– Phân tích sắc lông chiến kê cùng với hành tương ứng.

– Sinh khắc của màu lông.

– Sinh khắc theo mùa (tứ thời sinh khắc).

– Sinh khắc theo ngày (nhật thần sinh khắc).

Màu lông

Kim = gà nhạn

Mộc = gà xám

Thủy = gà ô

Hỏa =gà điều, gà tía

Thổ = gà ó vàng

* Hành mộc có màu xanh, nhiều người thắc mắc tại sao lại xếp gà xám vào hành mộc? Nếu quan sát kỹ màu xám có ánh xanh, thường gọi là “xám tro”, Phương Tây nhận ra điều này nên họ gọi là “blue” thay vì “gray”. Có lẽ vì vậy mà tác giả mới xếp gà xám vào hành mộc.

* Màu vàng có khi được xếp vào hành kim, màu nâu được xếp vào hành thổ nhưng “Kê kinh” lại xếp màu vàng vào hành thổ, ở đây chúng ta sẽ xem màu nâu như là “đỏ pha đen” tức “hỏa pha thủy”. Chẳng hạn tía bịp (điều mật) ngả tông nâu, hành chính vẫn là hỏa, nhưng pha thủy.

* Tên gọi đôi khi không phản ánh đúng thực chất, chẳng hạn gà “điều” hay “tía” có nhiều tông màu khác nhau từ đỏ, cam cho đến vàng. Nếu ngả sang tông vàng thì nên xếp vào hành thổ (thay vì hành hỏa). Hoặc gà khét điều hành hỏa, nhưng khét vàng lại là hành thổ.

* Theo “Kê kinh”: “Cứ theo sắc chính mà suy”, nếu gà có nhiều màu khác nhau thì dựa vào màu chính mà xem hành. Màu chính là màu ở thân và cánh, những màu ở đuôi, lông mã, lông bờm là phụ (gà chọi xưa hầu như không có lông bờm). Những hoa văn như lau (đuôi và cánh lẫn màu trắng), bông, nổ (đốm trắng), cú (vạch trắng) cũng là phụ.

“Giá như xám trổ mã vàng, Thiệt là sắc mộc màu vàng kể chi. Bông nổ mã ô đen sì, Màu thời chẳng kể, kể thì thủy ô. Như vàng mã chuối trỏ vô, Kể là sắc  chuối dò làm chi”.

* Ngoại lệ, màu tía (điều) là màu sắc của tổ tiên loài gà với lông bờm, lông mã và cánh màu đỏ, thân và đuôi màu đen. Dẫu gà tía có thân đen vẫn được xếp vào hành hỏa.

* Có sách gà viết “gà có đủ năm màu tương ứng với ngũ hành là gà ngũ sắc, gà ngũ sắc không theo mạng”. “Kê kinh” không đề cập gì đến gà ngũ sắc mà chí nói lấy sắc chính làm đại diện.

Ngũ hành luận:

* Tương sinh: nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ, kim→ thuỷ, thủy→ mộc, mộc→ hỏa, hỏa→ thổ, thổ → kim, đi giáp một vòng, các hành sinh lẫn nhau.

* Tương khắc: là cản trở, khắc chế, > mộc, mộc>thổ, thổ>thủy, thủy>hỏa, hỏa>kim khắc lẫn nhau, không hành nào là vô địch..

* Tương hòa: là bình hòa, không hỗ trợ trở hoặc cản trở kim~kim, mộc~mộc, thủy~thủy, hỏa~hoả thổ~thổ.

phep-xem-mang-ga-theo-ke-kinh

Quan hệ biện chứng:

* Tương sinh lại chia ra làm “sinh nhập” và “sinh xuất”; sinh nhập tức là kẻ khác hỗ trợ mình nhờ vậy gia tăng công lực; “sinh xuất” tức là mình hỗ trợ cho kẻ khác nên bị hao tổn công lực. Ví dụ: “mộc sinh hỏa” thì mộc là “sinh xuất”, hỏa là “sinh nhập”, mộc hao tổn công lực trong khi hỏa tăng thêm công lực.

* Tương khắc cũng chia làm “khắc nhập” và “khắc xuất”; “khắc nhập” tức là bị kẻ khác khắc chế; “khắc xuất” tức là khắc chế kẻ khác. Ví dụ: “thổ khắc thủy” thì thổ là “khắc xuất”, thủy là “khắc nhập”, thổ đè nén thủy, thủy không phát huy được.

* Phân hạng từ cao đến thấp, “sinh nhập”: có thân tài hỗ trợ, thắng dễ dàng; “khắc xuất” vẫn thắng nhưng phải tranh đấu khốc liệt, “sinh xuất”: sơ sấy, để đối phương chiếm tiền cơ; “khắc nhập”: bị khắc chế, không có cửa thắng.

* Tương thừa: hàm ý “thừa thế lấn áp”, chẳng hạn “mộc khắc thổ”, nếu mộc quá mạnh hoặc thổ quá suy thì gọi là “mộc thừa thổ”.

* Tượng vũ: hàm ý “khinh nhờn”, chẳng hạn “thủy khắc hỏa”, nếu hỏa quá mạnh hoặc thủy quá suy thì gọi là “hỏa vũ thủy”.

Sinh khắc của màu lông:

* Nhạn: thắng ô, ó vàng, xám – thua ô, điều.

* Xám: thắng ô, ó vàng – thua điều, nhạn

* Ô: thắng nhạn, điều – thua xám, ó vàng

* Điều: thắng xám, nhạn – thua ó vàng, ô

* Ó: vàng điều, ô – thua nhạn, xám

* Luận “thắng – thua” thì quan hệ tương – khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” tức là ta thắng địch thua, “địch khắc ta” tức là địch thắng ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất – quan hệ tương sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào chọi gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực –> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng.

“Kê kinh” không nói rõ thắng – thua trong quan hệ tương sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh – khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế nhiều nhất trong khi “sinh xuất” hầu như không được nhắc tới. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan niệm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví như ta sinh địch tức là ta thắng, địch thua, địch sinh ta tức là địch thắng, ta thua.

Tứ thời sinh khắc:

* Tớ thời sinh khắc là quan hệ vượng – suy của các hành theo mùa.

* Hành đại diện của các mùa: xuân – mộc, hạ – hoả, thu-kim, đông-thuỷ, tứ quý – thổ.

* Quan hệ của màu gà theo mùa. Chẳng hạn, gà xám cực thịnh (vượng) vào mùa đông, mạnh (tướng) và mùa đông, ôn định (hưu) vào mùa hạ, sa sút (tù) vào tứ quý và bại (tử) vào mùa thu.

* Quan hệ của mùa theo màu gà. Chẳng hạn, vào mùa đông, gà ô cực thịnh (vượng), gà xám mạnh (tướng), gà nhạn ổn định (hưu), gà ó vàng sa sút (tù) và gà điều bại (tử).

* Khi một hành quá vượng hoặc quá suy sẽ diễn ra sự mất cân bằng trong quan hệ sinh khắc, hiện tượng khinh lờn hay tượng vũ xuất hiện. Các hành ở “vượng”, “tướng” chuyển hung thành cát, các hành ở “tù”, “tử” chuyển cát thành hung.

phep-xem-mang-ga-theo-ke-kinh-1

Chẳng hạn:

“Mùa xuân mộc thịnh khôn cùng

Gà nhạn tuyết ấy khắc động mấy cho”

Gà nhạn sa sút (tù) vào mùa xuân. Giả sử gà nhan đá với gà xám, theo lẽ thường “kim khắc mộc” thì nhạn phải thắng xám. Nhưng vì nhan sa sút (tùy trong khi xám cực thịnh (vượng) nên “mộc vũ kim, xám thắng ngược nhạn.

* Mùa thu rơi vào đỉnh điểm của mùa mưa, mùa này gà thường xổ lông, không mấy ai đá nên gà nhà dù lợi thế cũng có không mấy dịp đề thi thô. Nhật thần kinh khắc:

* Nhật thần sinh khắc là quan hệ sinh khắc của màu gà đối với hành của ngày.

* Hành của thập thiên can:

Giáp, Ất = mộc

Bính, Đinh = hỏa

Canh, Tân = kim

Nhâm, Quí = thủy

Mậu, Kỷ = thổ

* Tra nhật thân (lịch vạn niên): chẳng hạn ngày Ất Mão, theo bảng trên Ất = mộc suy ra ngày Ất Mão hành mộc.

* Ngày kỵ: nếu rơi vào “vận tam lâm” thì không mang gà đi đá; “vận tam lâm” bao gồm các trường hợp sau: gà khắc ngày, ngày khắc gà, gà sinh xuất ngày (mất công lực). Chẳng hạn, ngày Nhâm Thìn hành thủy, các gà ó vàng, nhạn, và điều kỵ ngày, không đá được.

“Thổ, kim, hoả, vận tam lâm

Nhật thân là thủy khắc thâm ba chàng”

* Ngày tốt: bình hòa hoặc sinh nhập; chẳng hạn, ngày Ất Mão hành mộc, gà xám và gà điều tốt ngày, đem đá được, nhưng gà điều mạnh hơn vì được tiếp thêm công lực (mộc sinh hỏa).

“Ngày nào thuộc mộc tía no”

* Một ví dụ về tầm quan trọng của nhật thần: bình thường thì ô ăn tía (thủy khắc hoả) nhưng vào ngày hỏa thì “hỏa vũ thủy”, tía ăn ngược lại ô.

“Tía thuộc mạng hoả là thường,

Ô thủy gặp (ngày) hoả phải nhường anh va”

Việc xác định màu chính của gà là quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng đến việc vận dụng Ngũ hành sinh khắc về sau. Đôi khi việc này không hề dễ dàng bởi gà ngày nay được lai tạo với nhiều màu sắc khác lạ. Ví như tông màu cam thì không biết nên gọi là thổ hay hỏa. Hoặc gà có hai, ba màu mà không màu nào tỏ ra ưu thế hơn màu kia. Một khi đã coi trọng phép xem mạng này thì người chơi nên chọn gà không rơi vào trạng thái lửng lơ, hành phải thể hiện một cách rõ rệt.

* Mỗi khi xuất trận, chúng ta có 3 yếu tố: sinh khắc màu lông, từ thời sinh khắc và nhật thần sinh khắc. Tác giả không nói phải lấy yếu tố nào làm da nên chúng ta có thể áp dụng theo cách xem mạng cho người: có 2 yếu tố thuận lợi là đạt. Ví như gà xám đá vào mùa xuân, ngày thủy (2 thuận lợi), nếu gặp gà nhạn (1 bất lợi) thì vẫn đá được (có khi chủ gà kia nghĩ mình lại màu lông, chịu chấp); bằng mong cáp với gà ô thì rất khó kiếm độ.

* Còn một số cách tính nữa tuy “Kê kinh” không bàn đến nhưng vẫn có người áp dụng, chẳng hạn tính sinh khắc theo màu chân: “ vàng hơn trắng; trắng hơn xanh; xanh hơn vàng”.

* Sinh khắc theo giờ: dưới đây là bảng quy đổi từ giờ sang hành. Một khi có hành, chúng ta sẽ tra theo bảng ở “nhật thần sinh khắc” để biết có thuận lợi hay không.

* Phương hướng thả gà:

Tương truyền có người còn tính cả mạng (tức nạp âm) của chủ gà bên địch (xem mạng mình có trên cơ đối phương không).

Phép xem mạng gà theo Ngũ hành phổ biến đến nỗi có nơi người ta không cho nhìn gà khi cáp, gà được giấu giỏ, căn cứ vào cân nặng để cáp, một khi lấy ra là đá luôn.

Related Posts

Leave a Comment