Gà nhiều cựa tưởng chỉ có trong truyền Giống gà nhiều cựa tưởng chỉ thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh vân được người Do, Tiên và Mường tại rừng quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phố Thọ lưu giữ. Chúng được sùng kính gọi là “Gà chúa”.
Theo người Dao Đeo Tiền và người Mường khu vực rừng Xuân Sơn chỉ có thuần nhất hai tộc người này sinh sống), loại gà nhiều cựa này đã có từ rất lâu. Thế nhưng, họ chưa bao giờ gọi là gà 9 cựa như người Kinh mà gọi nó bằng cái tên sùng kính: Gà chúa.
Có nhiều giai thoại và những lời đồn thổi khác nhau về gà 9 cựa. Người thì bảo đây là giống gà rừng nhưng thông minh và thích gần gũi với con người nên dọn” về sống với con người từ xa xưa. Có người lại ống gà này là gà nhà, được người Dao ở Xuân Ai dưỡng như gia cầm, chỉ có điều sức vóc cũng như sự tinh nhanh đã khiến nó rất được coi trọng.
Gà 9 cựa có sức khỏe phi thường, lông mượt, mào đỏ như máu. Gà trống oai phong, uy lẫm khác thường. Tiếng gáy của gà trống 9 cựa vang vọng núi vàng, đủ sức đánh thức cả bản. Phần lớn các bản có giống gà đặc biệt quý hiếm này đều nằm trong khu vực rừng nứa thuộc họ cỏ. Lá, hạt rụng xuống là nguồn thức ăn lý tưởng cho chúng. Địa hình núi đá với hàm lượng canxi lớn và nguồn nước trong sạch, giúp kiến tạo xương và vỏ trứng gà đặc biệt hơn.
Gà 9 cựa mang dáng dấp của gà rừng. Mào gà đỏ rực, đuôi gà vồng cong như một chiếc cầu vồng. Chân gà óng vàng, to như chân gà Đông Tảo, chỉ khác biệt là môi bên chân có nhiều cựa.
Tuy nhiên, chỉ tiếc là loại gà này nhân thả trong môi trường tự nhiên không thuận lợi vì chúng đẻ ít, tỷ lệ ấp nở thành công rất thấp và khó chăm sóc. Nếu không có sự quan tâm của các nhà khoa học, giống gà này sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi sinh trưởng ngày càng ít và có rất nhiều người lùng sục săn tìm.
Đây là giống gà thuần chủng chỉ hợp với đất Xuân Sơn. Gà bố mẹ nhiều cựa mới sinh ra được gà con nhiều cựa. Có người xin giống mang đi nơi khác nhưng gà con sinh ra đều không có nhiều cựa hoặc không sống nổi.