Một số gà đuôi dài cũng có móng, cựa và mỏ mọc dài rất nhanh. Những bộ phận cấu tạo bằng chất sừng này không được để quá dài. Móng quá dài có thể ảnh hưởng đến việc đi đứng. Cựa dài có thể đâm phải gà mái khi giao phối. Gà mái cựa quá dài có thể đâm hư trứng khi ấp. Mỏ trên quá dài cũng cản trở việc ăn uống.
Tất cả các vấn đề nêu trên đều có thể giải quyết được. Chỉ cần lưu ý các tĩnh mạch dẫn đến phần gốc những bộ phận này. Tĩnh mạch nổi rõ ở gà có màu nhạt. Với gà màu sẫm, có thể dùng đèn pin để xác định vị trí của nó.
Móng và mỏ gà có thể được bấm bằng dụng cụ tỉa móng dành cho chó. Loại kéo cắt tỉa có thể cắt không đều. Dụng cụ tỉa cắt nhẹ nhàng và đều hơn. Như lưu ý ở trên, cần thao tác hơi nhanh (bên phải). Tỉa chóp mỏ. Gà phải ở trạng thái thoải mái, sẵn sàng cho việc tỉa chóp mỏ.
Cách tỉa chóp mỏ ở đây khác với quy trình “cắt mỏ” ở gà công nghiệp. Tỉa mỏ mà không phạm phải mô tăng trưởng cho phép mỏ phát triển bình thường. Chóp mỏ trên mọc dài liên tục là điều rất bình thường. Nó rất giống với răng của loài gặm nhấm. Nếu không bị mòn tự nhiên thì phải tỉa. Có thể đánh bằng giấy nhám làm mỏ nhẫn nhụi sau khi cắt. Tỉa cựa được thực hiện theo cách khác. Trong khi giữ phần chân gần gốc cựa thật chặt bằng một tay, tay kia dùng kềm, nhẹ nhàng kẹp và xoay ngược chiều kim đông hồ. Đừng chuyển động giựt. hay xoay theo hướng khác trong khi giữ song với chân gà.
Cựa được ghép bởi nhiều lớp sừng hình nón như chồng phễu. Vặn lớp ngoài để nó gãy rời khỏi bên trong. Khi lớp ngoài được lột bỏ, cựa sẽ ngắn có thể rỉ ít máu, nếu nó không tự cầm thì có thể di thuốc cầm máu.
Tần suất cắt tỉa tùy thuộc vào từng con gà và mùa trong năm. Điều quan trọng là quan sát sự phát triển của những phần trên và không phải theo kiểu hai tháng một lần, bởi vì lớp sừng biến đổi rất nhiều tùy vào từng giai đoạn phát triển.
Ôm gà bằng một tay trong khi tay kia giữ chân, cựa được xoắn ngược chiều kim đồng hồ bằng kềm. Vỏ ngoài của cựa sẽ bị rời ra. Thuốc cầm máu có thể được xịt vào chóp cựa.
Lấy dao cứa quanh cựa cách khoảng 6mm ty chân cựa tính ra, đừng cứa quá sâu.
Đừng chuyển động giựt. hay xoay theo hướng khác trong khi giữ kềm song song với chân gà. Cựa được ghép bởi nhiều lớp sừng hình nón như chồng phễu. Vặn lớp ngoài để nó gãy rời khỏi bên trong. Khi lớp ngoài được lột bỏ, cựa sẽ ngắn đi. Có thể rỉ ít máu, nếu nó không tự cầm thì có thể dịt thuốc cầm máu.
Lấy củ khoai tây hay khoai lang nướng cho chín mềm vàn thật nóng, sau đó lấy vải quấn quanh chân gà chỉ để lòi cựa thôi.
Cầm củ khoai nóng trong bếp lò ra và ấn vào cựa gà để chừng vài ba phút (lớp vải quấn chân gà để tránh cho gà không bị phỏng).
Sau đó, lấy củ khoai ra và lấy tay vặn qua vặn lại vài vòng, lớp vỏ cựa già bên ngoài sẽ rơi ra. Thoa phấn nếu chân cựa non rướm máu và lấy vải băng lại, chừng vài ngày sau là tháo băng được. Đột cựa kiểu này, cựa gà sẽ không mọc lại.
Gà sau khi tỉa cựa thường có một chân cho bớt khó chịu. Vì vậy, mỗi lần chỉ tỉa một cựa. Vài ngày sau khi cưa lành hẳn, mới tỉa cựa còn lại.