Khi nói về cách làm nước cho gà thì chúng ta cần biết rằng gà nòi Việt Nam được phân ra làm 2 loại: đó là gà nòi đòn và gà nòi cựa. Trong quá khứ gà cựa chết (cựa mọc tự nhiên từ chân gà) không khác gà don bao nhiêu về vóc dáng đến thể lực, cho nên cách làm nước cho gà đòn và gà cựa không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, hiện nay gà cựa Việt Nam đã chuyển bộ môn đá cựa chốt này sang môn đá cựa sắt nên cách thức làm nước và săn sóc cho gà cựa sắt đòi hỏi một số kỹ thuật chuyên biệt về cách làm nước và nhất là cách “cứu” gà, khâu vá khi gà bị thương hay ăn cựa sắt vào người, gà bị ngộp huyết khó thở… Sau đây là phương pháp làm nước cho gà:
Trước khi vào phần chính là kỹ thuật làm xin được nhấn mạnh đến một vài kỹ thuật sơ đẳng người nuôi gà cần phải biết. Khi ra trường làm nó cho gà nòi đòn người nài nước phải mang theo “bộ đồ nghề” riêng, trong đó chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau:
– Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô.
– Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ
– Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại).
– Lông cứng ở cánh gà
– Lông cứng ở đuôi gà
– Hộp pho-mát hay kem bôi mắt loại nhỏ.
– Hộp nhỏ chứa ít đất sét trắng (loại làm đồ gốm).
Người nài nước luôn cầm chiếc khăn làm nước trong tay. Nên lựa chọn vị trí thích hợp ngồi gần xô nước để dễ nhúng khăn làm ướt cho dễ. Khăn phải được giữ lúc nào cũng ướt đẫm nước để người nào nước có thể lấy miệng hút nước từ khăn rồi phun sương cho gà. Người nài nước phải phun sương cho gà bằng cách hút nước từ khăn 1 ngụm nhỏ vừa đủ để phun thành sương hơn. Nếu hút nhiều nước quá phun sẽ thành giọt nước làm gà ướt không đều. Khăn phải đủ mềm và nằm gọn trong tay để nài nước có thể dùng 1 tay vắt khăn nước, vì có thể tay kia phải giữ gà, nâng gà lên trong lúc nghỉ giải lao để phun nước dưới lườn, trong nách, vv,…
Thường thì các sư kê nên thủ theo một hộp “mỏ gà”. Đây là những mỏ trên của gà giữ lại từ những con gà bị giết làm thịt. Mỏ trên của gà khi được bóc ra nên để trong chỗ mát hong gió cho khô chứ không nên phơi nắng. Khi mỏ đã khô nên bỏ vào hộp cất. Đây là món đồ nghề ít được sử dụng đến. Sau mỗi hiệp ra làm nước là nài nước kinh nghiệm phải xem xét mỏ gà nhà có bị lên mỏ không. Nhất là khi gặp đối phương, con gà đá mẻ mặt thật hay, hoặc là con gà đối phương giỏi đá vuốt mặt. Trong những trường hợp này gà nhà sẽ mau bị rêm và lên mỏ. Nếu nài nước không chú ý và khớp mỏ gà nhà sớm, trong lúc giao đấu có thể gà nhà sẽ bị đối phương đá văng mất mỏ. Đây là lúc cần hộp mỏ gà để thác mỏ trên cho gà. Mỏ gà tháp sẽ được khớp bằng lớp chỉ nhợ bên ngoài giúp cho con gà có thể mổ tạm và ghìm đầu đối phương để lên chân. Tốt nhất là nên thử ở nhà trước những mỏ nào vừa vặn có thể dùng cho con gà nhà nếu phải cần dùng đến.
Lông cánh mang theo dùng để tháp nếu gà bị gãy lông cánh không đập cánh để bay cao . Thường thì ít trường nào cho tháp cánh gà trong đấu trường. Nếu những lông ống trong cánh gà thiếu thì nên tháp trước ở nhà. Theo lối xưa thì tháp bằng chỉ, nhưng hiện nay có nhiều cách tháp cánh gà nhanh và có đó là dùng súng bơm keo để dán lông ống ở cánh.
Lông đuôi mang theo để tháp vào đuôi do gà yếu gối nên khi nhảy dễ bị ngã. Tuy nhiên thường là nên tháp lông đuôi ở nhà trước khi đưa gà ra trường đấu.
* Làm nước trước khi thả gà: Không giống như con người. Gà dùng lớp biểu bì (da) để tải nhiệt ra ngoài và làm giảm thân nhiệt bằng cách uống nước để giảm nhiệt trong huyết quản. Do đó trước khi thả, con gà phải được làm mát tối đa nhưng không làm ướt lông cánh và những phân lông còn lại trên người làm cho gà nặng mình khó bay nhảy. Lấy khăn nước và cho gà uống nước một ngụm lớn bằng cách và nước chảy từ ngón tay cái vào miệng gà, lúc gà đang nuốt nước là lúc nài nước hút nước từ khăn và đầu phun sương từ trên đầu xuống chân phía phải rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự sau đây:
– Ngồi trực diện với con gà, phun sương từ mỏ xuống cố, rồi phun nước vào 2 nách non (cả 2 bên). Nhấc gà lên phun sương vào đùi và 2 chân. Chuyển gà ra phía trước, phun sương sau ót gà phun tới.Phun sương từ cổ chân xuống giây chằng phía sau. Nhấc gà lên, phun vào phía bụng và lườn gà. Lấy khăn lau mát 2 đùi và vuốt xuống hai chân gà. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cổ cần, vuốt nước cho khổ ở lông ức, lông cánh, lông mã, lông đùi. Xong rồi xả khăn cho sạch. Lấy nước vào khăn và làm nước lần thứ hai như đã hướng dẫn. Sau khi đã làm nước xong lần thứ hai là thả gà.
* Làm nước trong lúc giao đấu: Trong phần này kỹ thuật làm nước hầu hết do tài khéo và kinh nghiệm chiến trường của nài nước. Tùy theo con gà bị khiếm khuyết cái gì thì nài nước săn sóc kỹ phần đó. Tuy nhiên điều bắt buộc là phải có khăn ướt. Khi bắt gà ra hay ôm gà về vị trí là tay có khăn nước phải luôn bợ dưới lườn gà và vuốt xuống phần bong, hai bên kẹt háng của đùi gà (đã được tỉa lông gọn gàng) để làm mát cấp thời. Trước khi thả gà lại, hút nước từ khăn và phun sương từ phía sau ót phun tới. Trong khi giao đấu không bao giờ phun sương từ phía mỏ vào vì làm như thế gà sẽ dễ chịu và “lim dim” muốn ngủ. Một điều quan trọng khác là không nên để gà nhìn về phía khác mà luôn cho gà nhà nhìn về phía đối thủ của nó trong khi làm mát. Ngoại trừ khi gà ra ôm làm nước thì khác. Thường thì luật trường đấu cảm không cho gà uống nước trong lúc thi đấu nhưng không cấm việc sử dụng khăn và làm mát cấp tốc cho gà, miễn sao nài nước không kéo dài thời gian để làm mát cho gà nhà một cách quá trắng trợn.
* Làm nước lúc gà ra ôm: Khi trọng tài tuyên bố ra ôm nước là lúc nài nước đã chuẩn bị khăn ướt và phải bồng con gà bằng cái khăn nước dưới bụng mang về góc của đội mình. Sau đó lấy khăn nước nước cho gà uống ngụm nhỏ, vì gà mệt đang thở nên không cho uống nhiều nước. Trong khi ra ôm làm nước, nài nước không bao giờ nhấc con gà hổng khối mặt đất để phun nước như lúc trước khi thả gà vào trận. Phun sương từ mỏ gà xuống cần cổ chạng ba. Chuyển gà ra phía trước, phun sương từ sau ót tới. Luồn khăn nước xuống ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi, lườn và bụng. Nếu gà thở nhiều thì vắt khăn lấy nước mát từ xô nước và mở khăn lớn bằng bàn tay rồi úp tay vào hai bên nách non cho đến khi gà bớt thở. Khi thấy gà bớt mệt cho gà uống ngụm nước nhỏ thứ hai từ khăn. Sau đó vắt sạch nước và nhẹ nhàng lau mặt gà. Xong xuôi mở cái khăn để từ sau chấn sọ gà và dùng miệng mút cổ gà qua cái khăn làm nước từ chấn sở xuống tới dây chằng ở gáy xuống lưng gà. Nài nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ rồi kẹp vào cổ gà phía trước ra phía sau rồi giật nhẹ như kiểu “giật gió” để lấy tang cho gà. Sau khi lấy tang xong, cho gà uống ngụm nước nhỏ lần thứ ba trước khi thả gà.
Làm nước xong nên đẩy gà vận động đi tới đi lui cho khoẻ gà và để cho gà nhà “kên” gà đối phương. Từ lúc này chỉ nên phun sương từ sau ót phun tới. Khăn nước luôn kẹp làm mát bên hai nách non, dưới lườn, đùi và bụng. Cho gà đi lại tự nhiên. Tránh kiểu đập đuôi cho gà chạy về phía trước rồi kéo dây chằng ở phía sau cổ gà và nhấc gà hống khỏi mặt đất đem về góc của đội nhà như một số tay nài nước thường làm. Trong lúc gà đang còn thi đấu trong trận kỵ nhất là giở hổng gà khỏi mặt đất,
* Làm nước vào những hiệp (hồ) về khua: Càng về khua gà trúng đòn nhiều và bị thấm tang, nên cần phải làm nước rất nhẹ tay. Điều này nài nước cần phải để ý. Sử dụng cách làm nước như đã hướng dẫn ở phần lúc gà ra ôm. Khi gà đã bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau do các vết tang gây ra. Sau khi làm nước cho gà xong như được hướng dẫn ở phần trên, vắt khô khăn nước và lau lót cho gà khô ráo. Nhúng khăn nước vào chậu nước nóng ấm (cho tay vào được) vắt hơi khô và lấy khăn trùm lên đầu gà. Tiếp tục làm dọc theo cổ gà và dọc theo lưng gà. Nếu không có khăn nóng, nài nước dùng hai tay xoa dọc theo hai bên hông, đùi để tạo nhiệt, sau đó úp 2 bàn tay vào hai bên mặt của gà chừng 5 giây, tiếp tục chà xát vào đùi lây nhiệt và úp một tay vào đỉnh đầu, một tay vào bên dưới mỏ gà giữa chừng 5 giây, cứ chà xát và làm nóng , và di chuyển hai bàn tay xuống tới chảng ba và di chuyển sang hai bả vai. Riêng từ trên mu lưng dọc xuống thì để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và thổi hơi nóng từ miệng nài nước xuống lưng gà, di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối của lưng gà. Nếu gà bị ăn đòn dọc và hầu kiềng thì dùng tay trái chà nóng cả cánh tay phải từ cổ khuỷu tay, sau đó cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà rồi lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều chừng 3 lần. Sau đó cho tay trái và làm tương tự.
Nếu gà bị tang mặt nhiều thì chà nóng hai bàn tay và úp vào nơi gà bị tang nhiều. Ở giai đoạn này chỉ khác ở phần làm nước lúc gà ra ôm là tránh dùng khăn lau như mấy hiệp đầu mà chỉ dùng khăn nước thấm và chậm nhẹ lên đầu, cổ gà và ủ khăn nóng (nếu có) vào những nơi có vết tang mà thôi. Càng về khua thì các bắp thịt ở đùi và chân gà mỏi nên thường hay run, dân chọi gà thường gọi là gà gô này “song lan”. Lúc này nên tránh làm nước mát vào đùi gà và chân mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng hay bằng hai tay xoa bóp nhẹ vào đùi, chân gà là tốt nhất. Nếu trận đấu kéo dài từ 4 hiệp (hồ) trở lên hiệp thứ 4 có thể lấy vốc cơm trắng để vào tay ăn mấy hạt. Nếu gà không chịu ăn thì vắt cơm chừng 3 vắt lớn bằng ngón tay cái và đút vào họng gà. Sau đó cho gà uống vài hớp nước từ khăn cho cơm hoàn toàn trôi xuống bầu diều. Nếu gà nuối chưa trôi xuống mà thả gà có thể bị gà đối phương đá nghẹt ngang.
Làm nước sau trận đấu: Sau khi trận đấu đã kết thúc, nài nước ôm gà ra khỏi bồ để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Tùy vào vết thương nặng nhẹ trên người gà mà làm nước nhưng nhẹ tay là tốt hơn hết vì sau trận đấu là gà không ít thì nhiều cũng bị bầm dập và đau đớn. Pha chậu nước muối hơi ấm rồi lấy khăn nước vắt nước vào cổ họng gà, khi gà chưa kịp nuốt thì nhanh chóng kéo đầu gà bằng tay trái xuống thấp hơn mình gà và lấy tay phải vỗ nhẹ và vuốt lên xuống dưới hầu gà. Làm như vậy 3 lần để cho gà ọc ra hết đờm dãi trong cổ tránh cho gà khò khè kéo hen về sau. Sau khi vỗ hen xong lấy tay ấn và giữ đầu gà xuống thấp, lấy khăn vắt nước ấm pha muối trong chậu lên đầu, cổ và rửa vết thương cho gà. Xong xuôi vắt khăn khô và lau lót gà cho khô. Tránh không nên tắm gà khi vừa đá xong trận đấu như một số nài nước hay làm mà chỉ nên lau lót qua cho sạch vết máu trên người là đủ. Pha muối với nước ấm có công dụng sát trùng và tránh cho gà bị sưng hay làm độc ngoài da. Phơi gà ngoài chỗ nắng ấm giúp gà mau khô các vết thương.